Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Cảnh giác bệnh đạo ôn hại lúa dịp tết Nguyên đán Quý tỵ 2013.
Ngày cập nhật 04/03/2013

Vụ Đông xuân 2012- 2013, thị xã Hương Trà gieo cấy 3.100ha ha lúa, mặc dù thời tiết đầu vụ diễn biến khá phức tạp một số diện tích lúa dài ngày phải gieo cấy lại do ngập úng, nhiễm chua mặn, ốc bươu vàng, chuột,... nhưng nhờ sự lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền, tích cực của bà con nông dân nên đến nay đã gieo cấy xong và đúng lịch thời vụ của UBND thị xã.

Lúa dài ngày trà sớm đẻ nhánh rộ, lúa đại trà bắt đầu đẻ nhánh, nhìn chung sinh trưởng phát triển khá tốt. Công tác dự tính dự báo và hướng dẫn các địa phương tổ chức phòng trừ dịch hại được quan tâm. Đến nay các đối tượng dịch hại chính đã xuất hiện và gây hại trên đồng ruộng như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, dòi đục nõn, chuột,... nhưng vấn đề cần quan tâm nhất trong thời gian đến là bệnh đạo ôn hại lúa. Bởi lẽ nấm bệnh đạo ôn phát triển tốt trong điều kiện thời tiết mát từ 24-280C, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch. Ngoài ra, phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu bón không cân đối, nếu bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng bệnh. Trong thời điểm hiện nay thời tiết đang nắng ấm, sáng sớm sương mù, bà con đang tập trung chăm sóc, bón phân sau các đợt rét là những yếu tố thuận lợi để bệnh đạo ôn phát sinh gây hại mạnh trên các giống nhiễm như Nếp, Xi23, 13/2,... trong dịp tết và sau tết Nguyên đán Quý Tỵ là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy việc ngăn chặn, hạn chế bệnh phát sinh trong lúc này là cần thiết. Muốn hạn chế được bệnh thì đầu tiên là việc bón phân thúc giai đoạn lúa đẻ nhánh phải tính toán để cân đối giữa đạm- lân- kali; điều tiết nước hợp lý, không để ruộng khô nước; thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện bệnh sớm để phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu.

Triệu chứng vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt, về sau vết bệnh to, có dạng hình thoi, dày màu nâu nhạt, có khi có quầng vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám. Để phòng trừ có hiệu quả, nên căn cứ vào mức độ phát sinh của bệnh, khi bệnh mới phát sinh (bệnh cấp 1- 2) sử dụng các loại thuốc như Beam 75WP, Vibimzol 75WP, Flash 75WP; khi vết bệnh điển hình (bệnh C3 trở lên) phun phòng trừ bằng các loại thuốc như Fujione 40EC, Bump 650WP, Filia 525SE,... Một số vần đề cần lưu ý là khi ruộng bị bệnh không nên bón phân đạm hoặc các loại phân bón qua lá, không để ruộng khô nước mà phải phòng trừ đến khi bệnh lành (không có vết bệnh mới) mới tiến hành chăm sóc, bón phân bình thường.

Đoàn Phước Lễ

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 9.394