Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng phải gắn với Tiếp tục Học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày cập nhật 04/10/2013

Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Mục đích, yêu cầu đề ra là để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Cuộc vận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện tốt các yêu cầu nêu trong Chỉ thị sẽ góp phần quan trọng và trực tiếp đến kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Xét về nội dung: cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện các giải pháp được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4 chính là tổ chức tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt điều này sẽ có tác động trực tiếp giúp thực hiện tốt tất cả các nhóm giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4. Điều này được khẳng định bởi Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta; Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta. Nội dung, phương pháp tiến hành công tác xây dựng Đảng xuất phát từ tư tưởng và những chỉ dẫn của Người. Nghiên cứu lại, thảo luận kỹ những nội dung chủ yếu trong các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã học tập trong những năm qua chính là các phương hướng và hành động trong tổ chức thực hiện các giải pháp nêu ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

Trước hết, về giải pháp đẩy mạnh tự phê bình, phê bình trong Đảng: quán triệt tư tưởng và lời dạy của Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn vai trò quan trọng của giải pháp này. Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc quan trọng trong xây dựng Đảng; là quy luật phát triển của Đảng; là công việc thường xuyên, "như người ta rửa mặt hằng ngày”. Người chỉ rõ mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; làm cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh... Phê bình và tự phê bình để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng; để các tổ chức Đảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao cho. Về phương pháp, Người dạy, tự phê bình phải thành khẩn, thành tâm, không "giấu bệnh sợ thuốc”; phê bình phải trung thực, "không đặt điều”, "không thêm bớt”; "không nể nang”, "kiên quyết”, "ráo riết”; "có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Quán triệt tư tưởng và những lời dạy trên đây của Bác trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình để đánh giá, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, các mặt còn yếu kém, phức tạp; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng đặc biệt là Nghị quyết TW4 (khóa XI); đây còn là trách nhiệm của các tổ chức đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên, từ các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đến đảng viên cơ sở, sẽ góp phần làm cho việc tự phê bình, phê bình có kết quả tích cực và hiệu quả cao hơn.

Thứ hai: Việc quán triệt nguyên tắc “nêu gương” trong thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp thực hiện tốt hơn yêu cầu nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nêu gương là một nguyên tắc trong thực hành đạo đức, một phương pháp lãnh đạo của Đảng. Người viết: "Muốn người ta theo mình thì mình phải làm gương trước”. Theo Người, ai cũng phải nêu gương, nhưng nhấn mạnh người có vị trí cao hơn về chức vụ, nhiều hơn về vị thế, tuổi tác thì phải nêu gương trước, nói đi đôi với làm. Người yêu cầu, đảng viên nêu gương cho quần chúng, lãnh đạo nêu gương cho nhân viên... Bám sát quan điểm này, việc thực Nghị quyết TW4 đã được Đảng ta tiến hành từ trên xuống, từ tập thể đến cá nhân, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đến cơ sở, từ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đến đảng viên cơ sở.

Thứ ba: Về giải pháp xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ hiện nay: việc đọc và thảo luận các nội dung cơ bản của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc - một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đã được giới thiệu và tổ chức học tập trong những năm qua - có ý nghĩa rất tích cực. Trong tác phẩm này, Bác đã chỉ rất rõ vai trò và vị trí của cán bộ và công tác cán bộ. Người viết: "Cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân”; "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Đây chính là cơ sở của giải pháp thứ  (2) “Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng”.

Về phát huy dân chủ trong Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”; "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”... Người chỉ ra cho chúng ta mục đích và yêu cầu thực hành dân chủ trong Đảng, mở rộng dân chủ "để tất cả mọi đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”. Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân... Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý”. Quán triệt tư tưởng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, thực hiện tốt các giải pháp cụ thể được đề ra, như Quy chế chất vấn trong Đảng; lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá, nhận xét cán bộ; thí điểm bố trí cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải người địa phương; kê khai tài sản; định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội...

Thứ tư: nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên”: nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta quán triệt đầy đủ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng, đổi mới nội dung, phương pháp học tập lý luận chính trị hiện nay. Là một bộ phận của công tác t­ư tư­ởng của Đảng, công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng góp phần vào việc giác ngộ cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi đ­ường lối, nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề ra. Công tác giáo dục lý luận chính trị - lý luận cách mạng đ­ược thấm sâu vào cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ trở thành lực lư­ợng vật chất to lớn. Đúng như C.Mác đã nói : "Cố nhiên là vũ khí phê phán không thể thay thế đ­ược sự phê phán của vũ khí, lực l­ượng vật chất chỉ có thể đánh đổi bằng lực l­ượng vật chất. Nh­ưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng".(1)V.I.Lê nin cho rằng: không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng... chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đối với công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm...”.

Trên cơ sở đó, về phương pháp học tập lý luận, Người yêu cầu lý luận phải liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”. Người dạy, "phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông”... Đây chính là cơ sở của Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Nghị quyết TW 4.

Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ vị trí, vai trò của của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Tăng cường sự tham gia của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền để hạn chế các khả năng và tình trạng quan liêu, tham nhũng, lạm dụng chức quyền, tha hóa về đạo đức, lối sống trong điều kiện một đảng cầm quyền. Theo Hồ Chí Minh, là cán bộ công chức, dù ít dù nhiều đều có quyền hành "cấp cao quyền to, cấp thấp quyền nhỏ”. Có quyền mà xa dân, làm việc theo kiểu quan liêu, mệnh lệnh, không dân chủ thì sớm muộn nhất định thất bại. Để hạn chế và loại bỏ những nguy cơ đó, Người yêu cầu thực hiện đồng thời hai cách kiểm soát: bên cạnh sự kiểm soát từ trên xuống, tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả công việc của cán bộ cấp dưới; và kiểm soát từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo.

Tóm lại, để việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng đạt kết quả cao, chúng ta cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về hoạc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chính Minh. Đây là một quá trình liên tục, miệt mài, thực hiện sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân mà trước hết và đứng đầu là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện tốt Chỉ thị 03-CT/TW và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” sẽ đáp ứng yêu cầu và sự mong đợi của toàn Đảng, toàn dân, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” như lời Bác Hồ dạy.

Đặng Công

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 9.390