Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão và công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho Cây ăn quả có múi, cây cao su.
Ngày cập nhật 28/10/2013

Theo thống kế toàn thị xã Hương Trà có khoảng 48ha cây ăn quả; 31,5ha cao su bị đỗ ngã do bão gây ra. Để kịp thời khắc phục thiệt hại và chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014. UBND thị xã đề nghị UBND các phường, xã thực hiện một số công việc sau:

I. Cây ăn quả có múi:

- Tập trung công tác khắc phục kịp thời diện tích thiệt hại sau bão:

+ Những diện tích bị thiệt hại 100%, nhanh chóng chặt bỏ dọn dẹp những cây trồng bị đổ ngã đưa ra khỏi vườn và có kế hoạch trồng mới. Tùy theo chân đất để bố trí cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống để trồng đúng thời vụ.

+ Những diện tích bị thiệt hại 30% có thể thu hoạch sớm tùy chủng loại cây trồng; có biện pháp chống đỡ, cắt bỏ những cành bị gãy,…rồi dùng nước vôi hòa loãng quét lên các vết cắt, các phần vỏ thân bị nứt, xây xước để hạn chế sự xâm nhập và lây lan nấm bệnh trong mùa mưa.

- Công tác chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả có múi:

+ Vệ sinh vườn, dọn sạch lớp phù sa quanh gốc sau các đợt lũ; làm sạch cỏ dại, cắt tỉa các cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh để vườn thông thoáng.

+ Khơi thông mương rãnh để vườn thoát nước tốt sau các đợt mưa. Đối với các vườn không có lối thoát nước, cần chọn nơi thấp trũng nhất trong vườn đào một hố rộng, sâu khoảng trên 1m để nước trong vườn dẫn xuống đó, đây cũng là nơi mà các nguồn nấm bệnh trong vườn có thể lưu giữ lại. Sau mỗi lần nước rút khô, vãi vào một lượng vôi vừa đủ để tiêu diệt nguồn nấm bệnh thì rất hiệu quả.

+ Bón phân: Tùy tuổi cây, năng suất thu hoạch vụ trước để bón phân đúng quy trình. Thường bón 4 đợt/năm: đợt 1 bón khi thu hoạch xong, đợt 2 bón khi cây chuẩn bị ra hoa, đợt 3 bón khi cây có đường kính trái 1- 2cm, đợt 4 bón trước thu hoạch khoảng 1 tháng. Nên ưu tiên bón phân chuồng có ủ chế phẩm Trichoderma để cải tạo đất đồng thời hạn chế nấm bệnh gây hại trong đất. Cứ 20gr Trichoderma ủ với 10kg phân chuồng hoai mục bón quanh gốc cho 1 cây và bón 2 lần cách nhau 30 ngày (thời gian ủ phân khoảng 1 tháng).

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. Chú ý bệnh chảy gôm, khi phát hiện cây bị bệnh, cần cạo sạch vết bệnh đến phần vỏ tươi, dùng một trong các thuốc như Aliette, Ridomil Gold, Vimonyl hòa nước quét vào vết bệnh, quét 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày. Biện pháp phòng bệnh, dùng Agrifos 400 pha nồng độ 1 lít thuốc hòa 1 lít nước tiêm vào thân cây, liều lượng tiêm 30ml dung dịch thuốc đã pha/xylanh tiêm, tiêm 2 lần cách nhau 15 ngày. Cách tiêm: dùng khoan có mũi nhỏ (đường kính 6mm), khoan trên thân ở độ sâu 2- 3cm, độ cao cách mặt đất 40- 50cm (đường kính thân >10cm). Các sâu bệnh khác như sâu đục thân đục cành, sâu vẽ bùa, rệp vảy, muội đen,... theo dõi và phòng trừ kịp thời trên diện hẹp.

II. Cây cao su:

- Tập trung chỉ đạo khắc phục kịp thời diện tích cao su gãy đổ do ảnh hưởng của bão theo phương án sau:

+ Đối với cây bị gãy, toác thân (trong phạm vi từ gốc đến chổ phân nhánh),  cây bị trốc gốc, rễ, cây bị nghiêng đổ > 450 so với trục thẳng đứng: Đối với các trường hợp trên không thể phục hồi cần phải cưa thanh lý.

+ Cây bị gãy cành cấp 1, cấp 2: Cưa vát 300 phần cành bị gãy, xử lý vết cưa bằng cách bôi Vaselin, để cây đâm chồi phục hồi.

+ Cây bị nghiêng <250: Cưa tỉa bớt tán để cây phục hồi, dùng dây kéo và cọc chống cho cây đứng trở lại. Các trường hợp để lại phục hồi cần tăng cường chăm sóc, tăng lượng phân bón để cây phục hồi nhanh.

- Chỉ đạo thu dọn, tận thu sản phẩm trong vườn, thu gom cành bị gãy đổ, có các biện pháp chống đỡ để phục hồi cho các loại cây ăn quả như chuối, mít, xoài...

                                                                                                                        Thanh Vân

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 8.215