Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Một số biện pháp phòng,tránh, ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới
Ngày cập nhật 09/11/2013

 1. Biện pháp chằng, chống nhà cửa:

- Đối với nhà mái tôn, fibro xi măng: chống tốc mái tôn, fibro xi măng bằng bao cát

Những cơn bão mạnh và Bão Haiyan (Hải Yến) sẽ vào Việt Nam săp tới

Một số kinh nghiệm phòng chống bão lớn:

Tình hình mưa lũ đến 7h30 giờ ngày 9/ 11 /2013

Công tác chỉ đạo ứng phó cơn bảo số 14

- Đối với nhà mái ngói: Kinh nghiệm ở một số vùng thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới để bảo đảm an toàn tính mạng, người ta làm hầm trú ẩn như sau: tìm một vùng đất cao không bị ngập nước, xung quanh không có cột điện, cây cối lớn . Sau đó đào sâu khu đất xuống khoảng 0,5m, dùng bao cát chắn xung quanh dày 2-3 lớp, cao khoảng 1,5m, không nên chắn cao đề phòng gió cuốn, phía trên phủ bằng vật liệu nhẹ. Tùy theo độ rộng, mỗi hầm như vậy có thể cho vài chục người trú ẩn an toàn.

2. Cây xanh:

Chặt tỉa cành, nhanh của các cây cao, dễ gảy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện...; có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió, bão, áp thấp nhiệt đới.

3. Khi đang ở nhà Kiên cố:

- Bịt kín cửa và các khe cửa, cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới cang tốt, vì vậy phải đóng kín cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Nhà Kiên cố vẫn có thể bị tàn phá, cho dù không bị sập.

- Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh đẻ tránh bị cây ngã đỗ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quan mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà.

4. Khi đang ở trong nhà không kiên cố:

- Nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản;

- Nếu có đào hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm.

5. Phòng tránh điện giật:

Kèm theo gió lớn là mưa to và rất có thể là ngập lụt, vì vậy điện giật là nguy cơ rất lớn. Ddể phòng tránh điện giật, cần đảm bảo các ổ điện ở trên cao, không đặt dưới mặt đất và dưới thấp có thể bị mưa ngập lớn. Các thiết bị điện như bình nóng lạnh, máy giặt cần phải được nối đất. Với những thiết bị có vỏ kim loại như bình nóng lạnh, cần phải gắn thiết bị tự cắt điện khi bị rò. Khi nhà ngập nước, để đảm bảo an toàn,nên ngắt cầu giao điện. Khi có người bị điện giật, hãy ngắt cầu giao điện, đẩy nạn nhân khỏi vật dẫn điện bằng nghế gỗ, sào tre. hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim, cơ miệng rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

6. Khi đang đi trên đường: Nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo...dễ gây tai nạn. Ngoài ra, khi người dân ra đường, nhất là ở các đô thị đang bị ngập lụt, cẩn trọng để tránh bị sa lầy các miệng cống không đậy nắp. Các đơn vị thoát nước nếu cần mở miệng cống để hút nước, cần có biện pháp thông báo cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông.

7. Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 7 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz; vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể bị gây mất điện, chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh.

8. Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nuôi trồng thủy hải sản trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại.

 

 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 6.116