Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Hiệu quả từ nguồn vốn khoa học công nghệ
Ngày cập nhật 08/02/2014
Chị Oanh ( Hương Hồ) bên mô hình nấm được hổ trợ

Nhằm giúp các hộ dân nắm bắt các kỹ thuật sản xuất nấm sò, áp dụng vào thực tiễn sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập từ đó mở rộng quy mô sản xuất trong vùng. Trong năm 2013 được sự hỗ trợ kinh phí của UBND thị xã Hương Trà, Hội LHPN thị xã triển khai xây dựng mô hình sản xuất  nấm sò tại 02 phường Hương Hồ và Hương Chữ cho 5 hộ tham gia thực hiện mô hình.

Hội đã tổ chức tập huấn lý thuyết cho 60 hộ dân (gồm hộ tham gia thực hiện mô hình và hộ ngoài mô hình) về kỹ thuật sản xuất nấm sò trong thời gian 1 ngày nhằm phổ biến kiến thức để áp dụng vào thực tiễn .

Ngoài ra, trong quá trình làm mô hình từ khi chuyển giao giống cũng như xuyên suốt quá trình chăm sóc, theo dõi tình hình sinh trưởng của nấm đã có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sự tham gia nhiệt tình của các hộ dân.

Hội LHPN thị xã cung ứng giống đã lên men đặt hàng tại Trung tâm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế với mỗi hộ làm mô hình được hỗ trợ 700 túi giống . Hộ dân đầu tư xây dựng lán trại trồng nấm Sò bằng tranh tre nứa lá, với diện tích mỗi hộ là 24m2, dây treo túi trồng nấm, công chăm sóc, thu hái nấm. Ngoài ra các hộ được hỗ trợ kỹ thuật 100%.

Nhìn chung hộ tham gia mô hình thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, trong quá trình thực hiện các hộ đã áp dụng được nhiều kinh nghiệm qua học hỏi và trao đổi lẫn nhau. Tuy nhiên một số hộ mới làm, các khâu kỹ thuật thực hiện chưa đạt được như làm lán trại chưa đúng theo hướng dẫn về kích thước, nhiệt độ nhà trồng không đảm bảo...nên đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm.

Xây dựng mô hình trồng nấm Sò có hiệu quả tại 05 hộ gia đình hội viên phụ nữ tại 2 phường: Hương Chữ và Hương Hồ (05 hộ trồng nấm Sò trên nguyên liệu mùn cưa đã cấy giống sẵn x 700 túi/hộ = 3.500 túi nguyên liệu trồng nấm). Sản lượng: 400kg nấm sò tươi/hộ x 05 hộ = 2.000 kg nấm Sò tươi với thời gian thu hoạch khoảng 1,5 – 2 tháng. (lấy ở mức thấp nhất, mức cao nhất có thể đến 800 -1.000kg). Cụ thể như Hộ Ông Lộc ở Hương hồ có ngày cao điểm thu trên 55 kg, các hộ còn lại thu từ 15 đến 18 kg/ ngày.

Từ thực tế lợi nhuận thu được các hộ làm mô hình tự giác ủng hộ 1.200.000 đồng (tổng cộng 5 mô hình ủng hộ 6.000.000 đồng) để nhân rộng cho 4 hộ nghèo ở phường Hương Chữ và Hương Hồ (mỗi phường 02 hộ), hiện nay các hộ đã có thu hoạch. Riêng 5 hộ thực hiện mô hình hộ ông Lộc đã thực hiện thêm 1.000 túi, Bà Thu 300 túi, Bà Oanh, Bà Hương mỗi hộ 200 túi; riêng hộ Bà Máy 150 túi. Không những các hộ thực hiện mô hình tiếp tục thực hiện mà các hộ dân ở các vùng lân cận như phường Hương Vân, xã Hương Toàn đã làm thêm được trên 15 hộ.

Việc thực hiện dự án: “Nhân rộng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Nấm Sò cho hộ dân phường Hương Chữ Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ” sẽ giúp các nông hộ là hội viên Hội Phụ nữ phường Hương Chữ và Hương Hồ, thị xã Hương Trà ứng dụng công nghệ tiên tiến về nuôi trồng nấm Sò, giải quyết được những khó khăn đang vướng mắc, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho các hội viên, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Trà. Sản xuất nấm sò cho thu nhập khá cao, vốn đầu tư ban đầu không lớn nên các hộ nông dân đều có thể làm được. Nguyên liệu trồng nấm sò chủ yếu là mùn cưa hoặc từ rơm rạ sản xuất nông nghiệp, sản xuất nấm sò vừa giải quyết về mặt vệ sinh vừa mang lại thu nhập cao cho gia đình hộ nông dân. Mặt khác mùn cưa dễ kiếm sau khi sản xuất nấm có thể sử dụng làm phân bón cho các loại cây trồng khác và cải tạo đất đai ngày càng tốt hơn. Sản xuất nấm sò giải quyết được lao động nhàn rỗi tại địa phương, ngoài lao động chính trong nông hộ thì lao động phụ có thể tham gia trồng nấm góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.Yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, dễ làm, chi phí đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh. Sau 01 tuần nhận giống chăm sóc có thể thu hoạch vì vậy hộ nông dân nghèo đều có thể tham gia sản xuất nấm được. Nấm sò là loại thực phẩm có chất lượng cao và sạch được thị trường tiêu thụ nhiều nên sản phẩm làm ra không bị ế, nông dân yên tâm sản xuất. Sản xuất nấm sò không khó, tuy nhiên nấm sò dễ mẫn cảm với thời tiết. Vì vậy, để có năng suất cao đòi hỏi người thực hiện mô hình phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật trong tất cả các khâu và cần tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều lứa để xử lý kịp thời khi thời tiết có những thay đổi bất thường.

Với kết quả đạt được Hội LHPN thị xã mạnh dạn đề xuất Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan quan tâm, tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật để phát triển nấm sò để trở thành một  nghề sản xuất chính của người dân. Ngoài ra trong thời gian tới Hội tiếp tục hổ trợ các hộ thực hiện mô hình đưa vào sản xuất thêm một số loại nấm khác như nấm mèo, nấm linh chi, nấm rơm… nhằm đa dạng sản phẩm nấm tại địa phương.

                                                                                                               Thu Hương

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 12.770