Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Các biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh gây hại cho lúa, lạc
Ngày cập nhật 04/03/2014

Để phòng trừ và hạn chế thiệt hại do một số sâu bệnh gây hại cho lúa, lạc trong vụ Đông Xuân 2013-2014. Trạm Bảo vệ Thực vật thị xã Hương Trà hướng dẫn cho bà con phòng trừ kịp thời, hiệu quả một số sau bệnh như sau:

1. Trên cây lúa:

- Đối với bệnh đạo ôn, thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh và phun phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện, bằng các loại thuốc như Beam, Vibimzol, Bemsuper, Flash, Bemsuper. Đối với những ruộng đã nhiễm bệnh nặng và nguy cơ “cháy chòm” cần cắt bỏ lá bị bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy sau đó phun trừ bằng thuốc Fuji-one,.... Chú ý phun kỹ đủ lượng thuốc và nước trên đơn vị diện tích, khi ruộng bị bệnh không được bón thêm phân (kể cả phân bón phun qua lá), không để ruộng khô nước. Sau khi phun 5- 7 ngày tiến hành kiểm tra thấy vết bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm sóc bón phân bình thường, trường hợp bệnh chưa dừng (còn vết bệnh mới) tiếp tục phun lại lần 2.

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ sẽ vũ từ 25/2 đến 05/3/2014 và gây hại trên trà sớm, cần theo dõi thời gian và mật độ sâu nở để phun trừ nơi mật độ cao (trên 50con/m2) bằng một trong các loại thuốc như Ammate, Dylan, Vimatox, Virtako,... Đối với tuyến trùng rễ, xử lý bằng Vifu-super 5G kết hợp giữ nước trong ruộng, bón phân chăm sóc. Các đối tượng khác như ốc bưu vàng, dòi đục nõn,…gây hại cục bộ cần kiểm tra để phòng trừ trên diện hẹp. Không phun thuốc tùy tiện khi mật độ sâu còn thấp làm mất cân bằng sinh thái, gây bộc phát rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn đòng- trổ.

- Đối với chuột, phát động các phong trào diệt chuột sâu rộng trong nhân dân bằng mọi biện pháp như sử dụng các loại bẫy lồng, bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt. Vệ sinh đồng ruộng cắt dọn cỏ bờ, để hạn chế chuột làm tổ ven bờ. Đặt mồi bã quanh bờ ruộng, đê đập bằng thuốc hóa học như Racumin, storm, Kaletox,... Nghiêm cấm việc sử dụng điện để đánh bắt chuột dưới mọi hình thức.

- Chăm sóc, bón phân và tỉa dặm cho lúa trà muộn. Các chân ruộng bị ảnh hưởng chua mặn, bón 20- 25kg vôi/sào, sau 5- 7 ngày tháo nước ra đưa nước mới vào kết hợp với chăm sóc bón phân; ruộng bị ngộ độc phèn nhôm ở Vĩnh Trị bón 15- 20kg lân nung chảy kết hợp phun phân bón qua lá.

2.Trên cây lạc:

- Tranh thủ thời tiết nắng ấm để xới xáo phá ván kết hợp bón phân thúc cho lạc trà đầu.

- Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm bệnh héo rũ để phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc như Monceren, Mataxyl, Ridomil Gold… Chú ý những cây bị bệnh nhổ bỏ đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy tránh lây lan; phun kỹ, ướt đẫm gốc lạc.

                                                                                                                        Thanh Vân

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 10.985