Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11
Ngày cập nhật 28/11/2014
Nhà thờ Danh nhân Đặng Huy Trứ

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trải qua lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, không chỉ có bề dày lịch sử lâu đời mà còn là nơi lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa quý báu, mỗi dân tộc Việt Nam góp vào nền văn hóa chung một sắc màu độc đáo, tạo nên một bức tranh văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng.

Năm 2005, trước yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đổi mới, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23 - 11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam nhằm “Phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định 5 yêu cầu của Ngày di sản văn hóa việt Nam là: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Việt Nam được thế giới biết đến như một "quốc gia Di sản”, với nhiều di sản vật thể, phi vật thể được UNESCO công nhận. Cùng đó, chúng ta có nhiều Di sản cấp quốc gia, nhiều hơn nữa Di sản cấp tỉnh/thành phố; kể cả những di sản chưa được công nhận nhưng đã khẳng định được sức sống trong cộng đồng. 

Trong số các di sản văn hóa đó Việt Nam rất vinh dự và tự hào có được 18 di sản văn hóa được UNESCO bình chọn là di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế có: Quần thể di tích cồ đô Huế được công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993; Nhã nhạc cung đình Huế công nhận vào năm 2003.

Thị xã Hương Trà cũng là vùng đất đang lưu giữ 12 di sản văn hóa được công nhận, trong đó 5 di tích là những kiến trúc nghệ thuật do Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý: Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long, Điện Hòn Chén, Văn Miếu, Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng ở xã Hương Thọ; và 7 di tích: Di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên phường Hương Vân; Địa điểm Công binh xưởng Phú Lâm, phường Hương Chữ là Di tích lịch sử Cách mạng; Di tích Đình làng Văn Xá, phường Hương Văn và Di tích Đình làng Cổ Lão, xã Hương Toàn là Di tích kiến trúc Nghệ thuật; Di tích Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân và Di tích Đình và chùa La Chữ, phường Hương Chữ là Di tích kiến trúc, Nhà thờ danh nhân Đặng Huy Trứ là Di tích lịch sử lưu niệm.

Năm 2014, thiết thực hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ X – 23/11 và các ngày lễ lớn của đất nước trong thời gian đến. Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn hướng dẫn kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam và các ngày lễ lớn của đất nước nhằm thúc đẩy các hoạt động tôn vinh, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa đến công chúng và khách tham quan. Trong đó, tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và trưng bày hướng tới các nội dung tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam; giới thiệu về văn hóa biển, đảo, chủ quyền của đất nước và các chủ đề khác mà giới trẻ quan tâm. Đặc biệt là mở rộng phạm vi hoạt động trưng bày, triễn lãm đến với vùng sâu, vùng xã hoặc các địa phương khó tiếp cận tới các hoạt độngtại bảo tàng, di tích. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh hoạt động giới thiệu về Ngày di sản văn hóa Việt Nam, qua đó quảng bá, giới thiệu và khuyến khích sự quan tâm của công chúng về di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa vùng miền nói riêng. Đặc biệt, sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại nhằm cung cấp thông tin về các hoạt động kỷ niệm đến được với công chúng là người nước ngoài và học sinh, sinh viên…

Mỹ Lệ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 3.185