Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Mất cân bằng giới tính khi sinh
Ngày cập nhật 03/12/2015

Mất cân bằng giới tính khi sinh là số trẻ em trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 bé gái. Mất cân bằng giới tình khi sinh (MCB GTKS) xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.

MCB GTKS không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xảy ra ở nhiều nước khác trên thế giới. Vấn đề MCB GTKS ở nước ta tuy diễn ra muộn nhưng tốc độ gia tăng nhanh. Rà soát kết quả điều tra tổng điều tra dân số qua các năm từ 1979-2009 cho thấy, TS GTKS trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1989 trong giới hạn bình thường là 105-106/100, năm 1999 TS GTKS là 107/100. Đến năm 2009 TS GTKS đã ở mức 110,6/100. Các cuộc điều tra biến động dân số hàng năm cũng phản ánh xu hướng tăng liên tục của TS GTKS (TS GTKS năm 2006 là 110; năm 2007 là 111; năm 2008 là 112,1; năm 2009 là 110,5 và thời điểm 01 tháng 4 năm 2010 là 111,2).

Như vậy, mặt dù TS GTKS đã có dấu hiệu gia tăng từ năm 1999, tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2006, TS GTKS bắt đầu tăng và trở thành thách thức lớn với công tác dân số và nỗi lo lớn với các nhà hoạch định chính sách.

Tại Thừa thiên Huế, TS GTKS không cao so với mặt bằng toàn quốc nhưng vẫn là địa phương có xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên. Từ năm 2010, TS GTKS giao động ở mức khoảng 110/100 và một số đơn vị có biểu hiện mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao hơn trung bình của tỉnh như huyện Phú vang, phú lôc, Phong Điền, thị xã Hương Thủy và thành Phố Huế.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh ra quyết định số 2236/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 về việc phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2015.

Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số- sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa thiên Huế đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các địa phương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng TS GTKS, phấn đấu TS GTKS dưới mức 110-112 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 108-110/100 vào năm 2020.

Theo kết quả các nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, có 3 nhóm nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như sau:

Nhóm nguyên nhân cơ bản.

Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống, trong đó ttư tưởng nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Tâm lý ưa thích con trai ăn sâu trong tâm thức nhiều người. Trong nền văn hóa đó, tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh kiệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và dòng họ. Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi các nhân và trở thành một hần của nên văn hóa truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam.

Nhóm nguyên nhân phụ trợ.

Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển. Ở các khu vực nông thôn, nơi có tới 70% dân số đang sinh sống. Người già hầu hết không có lương hưu hay trợ cấp xã hội, họ can sự chăm sóc về y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái, mà theo quan niệm của gia đình truyền thống trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Người già vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai.

Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình. Ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc, đặc biệt là các công việc trong các ngành Nông- Lâm – Ngư nghiệp, khai thác khoán sản, đi biển đánh bắt thủy hải sản xa bờ đều đòi hỏi sức lao động của cơ bắp nam giới. Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột kinh tế cho cả gia đình.

Những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới chưa thật thỏa đáng cũng góp phần thúc đẩy một số phụ nữ chủ động tìm kiếm các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh.

Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ cũng tạo áp lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con. Điều này dường như xung đột với giá trị văn hóa truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. Chính sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh đã trở thành như một cứu cánh đối với một số cặp vợ chồng để đáp ứng được cả 2 mục tiêu.

Nguyên nhân trực tiếp gây MCB GTKS là lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước khi sinh như: Áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn…). Áp dụng một số kỹ thuật trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh,…). Áp dụng một số kỹ thuật khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch…) để chẩn đoán giới tính thai nhi để sinh hoặc phá thai chọn lọc giới tính.

Thực tế cho thấy, nhu cầu và mong muốn con trai của các cặp vợ chồng dù lớn đến đâu cũng chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của cán bộ y tế. Trong những năm qua, hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng ở Việt Nam ngày càng tốt hơn. Trang thiết bị hiện đại, đội ngũ hành nghề y, dược trong và ngoài công lập có kiến thức, kyz năng nghề nghiệp ngày càng cao. Sự phát triển này, một mặt góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, mặt khác cũng làm nảy sinh tình trạng lạm dụng các kỹ thuật như siêu âm, phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính, tác động tói tình trạng MCB GTKS.

Ở Việt Nam, Pháp lệnh Dân số đã có quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này chưa nghiêm.

Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh

Nam giới khó kết hôn, kết hôn muộn, thậm chí là không thể kết hôn do không tìm được bạn đời dẫn đến phải tìm cô dâu là người nước ngoài. Tỏng khi việc kết hôn với nước ngoài cũng có nhiều vấn đề nảy sinh như: khác biệt lớn về văn hóa, ngôn ngữ… sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đối với gia đình, phân biệt đối xử và mất bình đẳng giới.

Nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, đã dẫn đến gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ… tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh xã hội, gây baát ổn về chính trị, kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, do gia đình nhà chồng hoặc người chồng muốn có con trai, khi người vợ không sinh được con trai theo ý muôn, người chồng bỏ rơi hoặc ly di, gia đình chồng ép người chồng bỏ rơi vợ, hay cặp vợ chồng đẻ được con gái phải cho con gái ddi làm con nuôi…

Tình trạng MCB GTKS đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ở 1 số nước và thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với Việt Nam như hiện tượng giết chết trẻ em gái mới sinh (rải rác xuất hiện ở Ấn Độ, Trung Quốc).

Hiện nay, hàng trăm ngàn cô dâu Việt Nam ở Hàn quốc, Đài loan, 65% trong số gần 5000 vụ buôn bán người phát hiện trong 5 năm vừa qua là số phụ nữ Việt nam bị bán, bị lừa đi lấy chồng Trung Quốc, có lẽ đó là những bằng chứng điển hình về hậu quả MCB GTKS.

Dương Nữ - TTDSKHHGĐ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 9.117.578
Truy câp hiện tại 11.957