Nội dung cụ thể của từng thủ tục như sau:
I. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Thủ tục “Xác nhận vào đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ; đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ”
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Thân nhân liệt sĩ gửi đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ hoặc đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và xác nhận vào đơn đề nghị.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian thực hiện: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
1.5. Đối tượng thực hiện: Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ hoặc người được thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ ủy quyền.
1.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.7. Kết quả thực hiện: Đơn đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (Mẫu số 12-MLS);
- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (Mẫu số 11-MLS).
(Mẫu số 11-MLS, 12-MLS được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ LĐ – TB&XH, Bộ Tài chính).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 3/6/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ tài chính về Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân;quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
2. Thủ tục “Ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi”
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người có công hoặc thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi nếu không có điều kiện trực tiếp nhận trợ cấp, phụ cấp thì phải lập giấy ủy quyền và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và xác nhận vào giấy ủy quyền.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy ủy quyền
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời gian thực hiện: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy ủy quyền.
2.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân
2.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.7. Kết quả thực hiện: Giấy ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi có xác nhận của ủy ban nhân dân xã (có thời hạn 03 tháng).
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không
2.11. Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
II. LĨNH VỰC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM
1. Thủ tục “Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em”
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động - TB và XH các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Bước 2: Cơ quan Lao động - TB và XH các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
- Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
1.1. Cách thức thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay (gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại) cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
- Cơ quan Lao động - TB và XH các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trực tiếp thực hiện, áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động - TB và XH các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc lập).
- Bản đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Dự thảo Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian thực hiện: Trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
1.5. Đối tượng thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.
- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
1.6. Cơ quan thực hiện: Cơ quan Lao động - TB và XH các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
1.7. Kết quả thực hiện:
- Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
- Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (Mẫu số 01)
- Đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em (Mẫu số 02).
- Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. (Mẫu số 07)
(Mẫu số 01,Mẫu số 02 và Mẫu số 07 được ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp (là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em).
- Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha mẹ,người chăm sóc trẻ em.
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
2. Thủ tục “Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em”
2.1. Trình tự thực hiện:
* Đối với trường hợp chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em theo đề nghị của cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế:
- Bước 1: Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế đến UBND cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em để thực hiện thủ tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
- Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế và chuyển hình thức chăm sóc thay thế (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em.
* Đối với trường hợp chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Chủ tịch UBND cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - TB và XH hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định này đến UBND cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã
2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời gian thực hiện:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em; Cơ sở trợ giúp xã hội.
2.6. Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - TB và XH; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
2.7. Kết quả thực hiện:
- Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em và chuyển hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em.
- Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – TB và XH hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế (Mẫu số 15)
- Quyết định về việc chấm dứt và chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em thế (Mẫu số 16)
(Mẫu số 15. Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ )
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
- Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
3. Thủ tục “Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động - TB và XH các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Bước 2: Cơ quan: Lao động - TB và XH và công an các cấp, UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
- Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
- Bước 4: Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (có thể yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ) thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em.
Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
3.2. Cách thức thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại) cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
- Cơ quan Lao động - TB và XH các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, cơ quan Lao động - TB và XH các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã và người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Báo cáo đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
Biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em và các tài liệu khác có liên quan (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời gian thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ
3.5. Đối tượng thực hiện:
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.
- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch.
3.6. Cơ quan thực hiện: Cơ quan Lao động - TB và XH các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
3.7. Kết quả thực hiện: Quyết định phê duyệt và Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em kèm theo (do Chủ tịch UBND cấp xã ban hành).
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (Mẫu số 01)
- Báo cáo thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ (Mẫu số 03)
- Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (Mẫu số 04)
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (Mẫu số 05)
(Mẫu số 01, Mẫu số 03, Mẫu số 04 và Mẫu số 05 được ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ )
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đã được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá nguy cơ và xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp.
3.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
4. Thủ tục “Đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em”
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế làm hồ sơ và gửi UBND cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
- Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế; hằng quý cập nhật danh sách gửi Phòng Lao động - TB và XH để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
- Bước 3: Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; lựa chọn, thông báo, cung cấp thông tin, hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
- Bước 4: UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; tổ chức việc giao, nhận trẻ em giữa UBND cấp xã và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã
4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
- Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật.
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, UBND cấp xã tổ chức việc giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
4.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, người đại diện gia đình (không phải là người thân thích của trẻ em) có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
4.6. Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
4.7. Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ)
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em.
- Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
4.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
5. Thủ tục “Thông báo nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em”
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, người đại diện gia đình là người thân thích của trẻ em đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế phải thông báo với UBND cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế.
- Bước 2: Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trên cơ sở báo cáo xác minh của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã
5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
5.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, người đại diện gia đình là người thân thích của trẻ em đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
5.6. Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
5.7. Kết quả thực hiện: Quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Chủ tịch UBND cấp xã.
5.8. Lệ phí: không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Báo cáo xác minh cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế (Mẫu số 11)
- Quyết định về việc giao, nhận việc chăm sóc thay thế TE (Mẫu số 12)
(Mẫu số 11, Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
- Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
- Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
5.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
6. Thủ tục “Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế”
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) và hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế và gửi Sở Lao động - TB và XH đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Lao động - TB và XH, UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đối chiếu với danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế để xem xét, đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế; nếu thấy phù hợp, Sở Lao động - TB và XH, UBND cấp huyện chuyển danh sách và hồ sơ đến UBND cấp xã nơi cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế cư trú.
- Bước 3: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới; lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, UBND cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, nếu đủ điều kiện, UBND cấp xã quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. UBND cấp xã gửi quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động - TB và XH hoặc UBND cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội. Việc giao, nhận trẻ em được thực hiện khi có quyết định chăm sóc thay thế của UBND cấp xã và quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
6.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Lao động - TB và XH; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
- Hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, gồm:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;
+ 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;
+ Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em (Mẫu số 10)
+ Biên bản xác nhận do UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;
+ Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời gian thực hiện: 25 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
6.5. Đối tượng thực hiện: Cơ sở trợ giúp xã hội nơi trẻ em đang được chăm sóc thay thế; Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
6.6. Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - TB và XH hoặc UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
6.7. Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
6.8. Lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế (Mẫu số 14)
- Báo cáo đánh giá hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em cần chăm sóc thay thế (Mẫu số 10)
(Mẫu số 10, Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ )
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016.
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
III. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
1. Thủ tục “Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật”
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú. Khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.
Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
+ Lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá (Mẫu số 06).
* Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
* Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật (gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác), thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội).
- Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.
Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
1.2 Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
* Đối với trường hợp xác định khuyết tật:
- Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật;
- Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có);
- Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày 01/6/2012.
* Đối với trường hợp xác định lại khuyết tật:
- Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật;
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian thực hiện: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.
1.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.7. Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận khuyết tật.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
- Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
2. Thủ tục “Đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật”
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
- Bước 2: Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ thực hiện việc đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật
2.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
2.7. Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận khuyết tật (đổi, cấp lại).
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Thực hiện thủ tục này khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.
- Trẻ khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên.
- Mất Giấy xác nhận khuyết tật.
2.11. Căn cứ pháp lý:
- Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
- Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
3. Thủ tục “Trợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở”
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở lập Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ khai, Hội đồng xét duyệt cấp xã thống nhất danh sách, mức hỗ trợ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ.
- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính.
- Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
- Bước 7: Bước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ: Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời gian thực hiện: Không quy định.
3.5. Đối tượng thực hiện: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
3.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.7. Kết quả thực hiện: Quyết định trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính)
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không
3.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
4. Thủ tục “Trợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ chi phí mai táng”
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Khi có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp mai táng làm hồ sơ theo quy định gửi UBND cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp mai táng, Hội đồng xét duyệt cấp xã thống nhất danh sách, mức hỗ trợ chi phí mai táng, trình UBND cấp xã quyết định.
- Bước 3: UBND cấp xã quyết định hỗ trợ chi phí mai táng những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực có văn bản đề nghị gửi Phòng LĐ-TB&XH.
- Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ.
- Bước 5: UBND cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động – TB&XH, Sở Tài chính.
- Bước 6: Sở Lao động – TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
- Bước 7: Bước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng.
- Bản sao giấy báo tử của người bị chết, mất tích hoặc xác nhận của công an cấp xã.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng người bị chết.
4.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.7. Kết quả thực hiện: Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không
4.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
5. Thủ tục “Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế”
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hộ gia đình đăng ký tham gia bảo hiểm y tế làm Giấy đề nghị, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm định.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT- BLĐTBXH.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận hộ gia đình thuộc hoặc không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã.
5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận Giấy đề nghị.
5.5. Đối tượng thực hiện: Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp trên phạm vi cả nước.
5.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
5.7. Kết quả thực hiện: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
5.8. Lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT- BLĐTBXH 25/3/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế.
5.11. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
- Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020.
6. Thủ tục “Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm”
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp xã tiếp nhận, xử lý
- Bước 2: UBND cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh.
6.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến UBND cấp xã
6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ: Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
6.5. Đối tượng thực hiện: Chủ hộ (hoặc thành viên trong hộ được ủy quyền) có nhu cầu xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo.
6.6. Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã.
6.7. Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần có văn bản trả lời nêu rõ lý do
6.8. Lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phụ lục số 1a, ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của BLĐTB và XH).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Hộ gia đình cư trú hợp pháp và đăng ký hộ khẩu thường trú trên địa bàn (hoặc đăng ký tạm trú từ 06 tháng trở lên) có nhu cầu đăng ký xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm như:
+ Chịu hậu quả của các rủi ro, biến cố đột xuất trong năm, bao gồm: thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, giông lốc, sóng thần); môi trường bị ô nhiễm nặng; tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh tật nặng; gặp rủi ro về kinh tế (chịu thiệt hại nặng về các tài sản chủ yếu như nhà ở, công cụ sản xuất, mất đất sản xuất, mất mùa, dịch bệnh); gặp rủi ro về xã hội (bị lừa đảo, là nạn nhân của tội phạm).
+ Có biến động về nhân khẩu trong hộ gia đình (như sinh con, có thêm con dâu về nhà chồng, bộ đội xuất ngũ trở về gia đình, có thành viên đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình bị chết và các trường hợp biến động khác về nhân khẩu gây các tác động khó khăn đến điều kiện sống của hộ gia đình).
6.11. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TB và XH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
7. Thủ tục “Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm”
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hộ gia đình trên địa bàn thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp xã tiếp nhận, xử lý;
- Bước 2: UBND cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
7.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.
7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
7.4. Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
7.5. Đối tượng thực hiện: Chủ hộ (hoặc thành viên trong hộ được ủy quyền) có nhu cầu xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
7.6. Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã.
7.7. Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo
Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
7.8. Lệ phí: Không
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (Phụ lục số 1a, ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TB và XH).
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Hộ gia đình trên địa bàn thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
7.11. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TB và XH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
8. Thủ tục “Đăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn”
8.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người đứng đầu cơ sở hồ sơ theo quy định tại UBND cấp xã nơi cơ sở có trụ sở.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội cho cơ sở. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.
8.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội;
- Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu cơ sở, nhân viên của cơ sở;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu, nhân viên của cơ sở.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
8.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
8.5. Đối tượng thực hiện: Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
8.6. Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã
8.7. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
8.8. Lệ phí: Không
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).
8.10. Yêu cầu, điều kiện:
Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội khi có đủ các điều kiện sau:
- Người đứng đầu, nhân viên của cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội; không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
- Có nhân viên trợ giúp xã hội cho đối tượng.
- Đáp ứng các điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho đối tượng.
8.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
IV. LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Thủ tục “Quyết định quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình”
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, Tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
- Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tổ công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình.
- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy.
- Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên.
1.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
1.7. Kết quả thực hiện: Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
1.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Thủ tục “Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng”
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và nộp hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, Tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, lập danh sách đối tượng tự nguyện cai nghiện và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tổ công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện: Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên.
2.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.7. Kết quả thực hiện: Quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại cộng đồng.
2.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Thủ tục “Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng”
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trưởng Công an cấp xã chủ trì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng gửi Tổ công tác.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp xã đề nghị, Tổ công tác cai nghiện có trách nhiệm tổ chức phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ, xây dựng kế hoạch cai nghiện, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định
- Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Uỷ nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.
3.2. Cách thức thực hiện: Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
- Biên bản hoặc các tài liệu xác nhận tình trạng nghiện ma túy;
- Văn bản của Trưởng Công an cấp xã đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện: người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
3.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.7. Kết quả thực hiện: Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
3.11. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Thủ tục “Hoãn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng”
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên hoặc phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi làm đơn đề nghị hoãn (kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hoãn cai nghiện) gửi UBND cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tổ trưởng Tổ công tác xem xét, thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Tổ trưởng Tổ công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc hoãn chấp hành quyết định.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
- Các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hoãn cai nghiện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện: Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
4.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.7. Kết quả thực hiện: Quyết định hoãn chấp hành cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên hoặc phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi làm đơn đề nghị hoãn gửi Tổ trưởng Tổ công tác.
4.11. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
5. Thủ tục “Miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng”
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên, hoặc trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó tự nguyện cai nghiện, không còn sử dụng ma túy có Giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian tự nguyện cai nghiện làm đơn đề nghị miễn (kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn cai nghiện, tự nguyện cai nghiện) gửi UBND cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tổ trưởng Tổ công tác xem xét, thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Tổ trưởng Tổ công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét, quyết định việc miễn chấp hành quyết định.
5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã
5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
- Các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hoãn cai nghiện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối tượng thực hiện: Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
5.6. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
5.7. Kết quả thực hiện: Quyết định miễn chấp hành cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
5.8. Lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên, hoặc trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó tự nguyện cai nghiện, không còn sử dụng ma túy có Giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian tự nguyện cai nghiện làm đơn đề nghị miễn (kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn cai nghiện, tự nguyện cai nghiện) gửi Tổ trưởng Tổ công tác.
5.11. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.