Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thị xã Hương Trà sau 5 năm thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X)
Ngày cập nhật 15/10/2014

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đô thị hoá theo quy hoạch. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường. Củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hòa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu của Kết luận 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

Thực hiện Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 06/01/2011 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Thị ủy đã ban hành kế hoạch số 10-KH/HU, ngày 01/3/2011 để tổ chức thực hiện trên toàn địa bàn; Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc xây dựng chương trình hành động thực hiện cụ thể nhằm phát huy tinh thần làm chủ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; nâng cao vị thế của hội nông dân trên các lĩnh vực trong giai đoạn cách mạng mới. Gắn việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng với việc tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,... tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

Từ các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy, Hội Nông dân thị xã đã phối hợp với Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể từ thị xã triển khai thực hiện đến tận cơ sở, luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội và hội viên trong phát triển sản xuất nông nghiệp: trong 05 năm, Hội Nông dân thị xã đến cơ sở đã mở được 533 lớp tập huấn kỹ thuật cho 20.045 lượt hội viên và nông dân. Phối hợp các đơn vị chức năng đào tạo nghề 70 lớp/1893 người tham gia. Tổ chức ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham quan và học tập. Thành lập các câu lạc bộ nông dân ở các đơn vị Hương Bình, Bình Thành, Hương Phong, Hương Toàn như: CLB trồng rừng, câu lạc bộ nuôi heo, CLB nuôi các nước ngọt, câu lạc bộ nuôi ếch, câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi... nhằm thu hút, tập hợp nông dân để các hộ sản xuất kinh doanh giỏi phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, giúp đỡ các hộ nghèo; là nơi trao đổi, cung cấp thông tin về sản xuất, thị trường, giúp nông dân định hướng sản xuất. Đồng thời thực hiện các dự án hỗ trợ, giúp đỡ sinh kế cho các hộ nghèo vùng dân tộc, miền núi và các khu vực Tái định cư do các tổ chức tài trợ như ICCO... đã thu hút được nhiều hội viên tham gia nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần giảm nghèo bền vững.

Các cấp Hội Nông dân đã tích cực hưởng ứng trong xây dựng nông thôn mới: triển khai tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, huy động được 13.185 ngày công, 7 tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, văn hóa; tại thôn Hương Quang xã Hương Bình 17 hộ tự nguyện hiến 736 m2 đất, 102 hộ ở  thôn Hải Cát 1, 2 xã Hương Thọ hiến 3100 m2 để làm đường giao thông; mở rộng trục đường ngõ xóm, dịch chuyển hàng rào theo Quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt như các xã, phường Hương Thọ, Hương An, Hương Xuân...

Các cấp Hội từ thị xã đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức cho nông dân về bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia xây dựng mô hình công trình hợp vệ sinh, tuyên truyền vận động thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn, môi trường đồng ruộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tổ chức Hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ, phát tờ rơi, tập huấn tuyên truyền... Vận động hội viên, nông dân dần xoá bỏ tập quán, hủ tục lạc hậu; tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng và duy trì hoạt động 14 câu lạc bộ Giới và Bình đẳng giới, câu lạc bộ Nông dân với pháp luật. Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao chất lượng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ở cơ sở, đến nay toàn thị xã đã có 23.758 gia đình đạt chuẩn văn hóa/26.532 gia đình đăng ký, đạt tỷ lệ 89,54%.

Thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Hội đã tích cực tham gia công tác phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, hạn chế khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp. Tuyên truyền, vận động thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nông dân; tham gia giải quyết khiếu kiện kéo dài liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai ở nông thôn. Các cấp Hội đã tổ chức 312 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 15.861 lượt hội viên nông dân, trợ giúp pháp lý cho hơn 1681 hội viên, nông dân, trực tiếp hòa giải thành và tham gia hoà giải thành nhiều vụ việc, đã góp phần giữ vững an ninh nông thôn, trật tự xã hội.

Có thể khẳng định việc thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong 5 năm qua đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực trên địa bàn thị xã: bước đầu Hội đã tổ chức được một số hoạt động dịch vụ có hiệu quả, thiết thực, giúp nông dân nghèo không có tài sản thế chấp tháo gỡ được khó khăn, nhất là khâu đầu vào của sản xuất như: vốn, vật tư nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, làm tăng năng suất, sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá nông sản, tăng thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân. Đã tập hợp được đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, chất lượng hội viên được nâng lên về nhận thức chính trị, củng cố và tăng cường lòng tin của nông dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; tổ chức Hội các cấp được củng cố, đội ngũ cán bộ đã có bước trưởng thành cả về trình độ chuyên môn và năng lực vận động quần chúng. Sự phối hợp giữa Hội với các ban, ngành chức năng với chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương được tăng cường và ngày càng chặt chẽ. Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng do Hội phát động và tổ chức thực hiện, đã tập hợp được hàng nghìn nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, phát triển mạnh sản xuất, tăng thu nhập; tập hợp những nông dân tiên tiến thành lực lượng nòng cốt, đã hình thành một số mô hình kinh tế trang trại, gia trại có hiệu quả ở nông thôn. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội đã vận động nông dân đóng góp một phần quan trọng vào xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Thông qua nhiều hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp với trình độ nhận thức, phong tục tập quán vùng miền như: tổ chức các cuộc thi, thành lập các Câu lạc bộ nông dân… đã nâng cao nhận thức của nông dân, khơi dậy tinh thần tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh của cộng đồng, đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tương trợ giúp đỡ nhau trong giảm nghèo bền vững,… góp phần xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Mai Thanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 9.117.578
Truy câp hiện tại 10.998