Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Trung tâm DVNN tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Ngày cập nhật 11/10/2024

Thực hiện Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 của UBND thị xã Hương Trà về việc phê duyệt các mô hình khuyến nông lâm ngư và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất năm 2024 (đợt 2). Ngày 10/10/2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đã tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng tại xã Bình Tiến để phục vụ cho mô hình trồng cây sầu riêng.

Quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng:

1. Yêu cầu sinh thái của cây sầu riêng

*Yêu cầu về nhiệt độ: Sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới nên có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 - 30oC, nhiệt độ dưới 13oC có thể làm cây rụng lá, sinh trưởng chậm, cây có thể chết nếu kéo dài.

*Yêu cầu đất đai:

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tốt nhất là loại đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới. Cây sầu riêng chịu hạn và chịu mặn rất kém, hàm lượng muối trong đất không cao hơn 0,02%.

Cây sầu riêng cần đất trồng có độ pH từ 4,5 - 6,5, nhưng nên điều chỉnh pH đất trồng ở khoảng 5,5 - 6,5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora hại cây.

*Yêu cầu nước và lượng mưa:

Sầu riêng thuộc nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn, chịu được nguồn nước có nồng độ mặn < 1‰. Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nơi có lượng mưa từ 1.600 - 4.000 mm/năm. Nhưng tốt nhất là 2.000 mm/ năm. Mưa nhiều có thể tốt cho sinh trưởng, tuy nhiên ẩm độ cao dễ phát sinh bệnh. Trong năm, cây cần một giai đoạn không mưa khoảng từ 2 tháng trở lên để giúp cây ra hoa tự nhiên thuận lợi.

*Yêu cầu về ánh sáng:

Khi cây còn nhỏ, cây thích bóng râm nên cần che mát giảm lượng ánh sáng từ 30 - 40%. Khi cây lớn lên các cây tự che mát nhau, không cần che bóng và cây lớn cần ánh sáng đầy đủ để phát triển.

Yêu cầu về gió: Sầu riêng thích hợp gió nhẹ. Cây không chịu được gió mạnh hay gió bão. Tránh trồng sầu riêng nơi có gió mạnh trong điều kiện khô nóng.

2. Lựa chọn giống trồng: Chọn giống trồng đã được lưu hành, giống có chất lượng được thị trường ưa chuộng và đáp ứng nội tiêu và xuất khẩu.

2.1. Nhân giống

Cây giống được nhân bằng phương pháp ghép, từ cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng được công nhận.

2.2. Tiêu chuẩn cây giống tốt:

+ Gốc ghép phải thẳng. Đường kính gốc ghép 1,0 - 1,5 cm. Bộ rễ phát triển tốt.

+ Thân, cành, lá: Thân thẳng và vững chắc, số cành từ 3 cành cấp 1 trở lên, Các lá ngọn đã trường thành xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 80 cm trở lên.

+ Độ thuần, tuổi xuất vườn: Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn hiệu. Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính như bệnh thán thư, bệnh Phytophthora, rầy phấn…

3. Sản xuất thương mại 

3.1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng

*Lựa chọn vùng trồng:

Nên trồng sầu riêng trong vùng được quy hoạch phát triển cây ăn quả của địa phương. Cần chú ý chọn vùng trồng phù hợp về điều kiện đất đai và khí hậu để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

*Thiết kế vườn trồng:

Đối với những vùng đất cao phải chọn nơi có nguồn nước suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây sầu riêng vào mùa nắng. Vùng đất cao lên mô thấp, đường kính mô từ 70 - 80 cm, cao 30 - 40 cm và cũng chuẩn bị bón lót cho hố đất với những thành phần giống như việc chuẩn bị cho 1 mô đất như trên. Hố trồng cần phải được chuẩn bị trước khi trồng từ 2 - 4 tuần.

Nên trồng cây chắn gió cho vườn sầu riêng để hạn chế việc rụng hoa, quả, gãy cành nhánh, đổ ngã trong mùa mưa bão. Hàng cây chắn gió được trồng dọc theo phía ngoài, thẳng góc với hướng gió. Chú ý không chọn cây là ký chủ (như dừa, cao su) của các loài sâu bệnh hại cây sầu riêng, nhất là nấm Phytophthora spp.

3.2. Kỹ thuật trồng

*Thời vụ trồng:

Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà quyết định từng thời vụ trồng khác nhau. Cây sầu riêng thường được trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới tiêu cho vườn cây.

*Mật độ trồng:

 Ở tỉnh Thừa Thiên Huế thích hợp là cây cách cây 7m, hàng cách hàng 7m. Tương ứng với mật độ 204 cây/ha.

*Đắp mô: 

Công tác đắp mô để trồng cây sầu riêng là cần thiết. Sau khi cày xới, đào mương lên liếp hoặc đào rãnh thoát nước, tiến hành đào hố có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8 m. Sau đó, đắp mô trên hố đã đào, mô đất có thể có kích thước như sau: Mặt mô: 0,7 - 0,8 m; Đáy mô: 1,0 - 1,2 m; Chiều cao mô ≥ 0,5 m.

Vật liệu cho vào hố trồng hoặc đắp mô với tỷ lệ theo thể tích 1/4 phần phân gà hoai + 3/4 phần đất màu mỡ. Công tác chuẩn bị mô để trồng cây cần thực hiện hoàn chỉnh trước trồng 15 - 20 ngày

*Đào hố trồng: 

Đào hố trên mô đã đắp với kích thước 0,3 x 0,3 x 0,3 m và cho vào hố hỗn hợp theo tỷ lệ vừa nêu, kết hợp với 50 - 100 g phân NPK (20.20.15 hoặc 15.15.15...) + 5 - 10 g thuốc sát trùng + Lượng vôi tùy theo pH của hỗn hợp đất và phân gà.

Bảng 2. Lượng vôi Dolomite bón cho mỗi loại đất có pH khác nhau

Đơn vị tính: Tạ vôi/ha

 

         pHKCl

 

 

Loại đất

3,5 - 4,0

> 4 - 4,5

> 4,5 - 5

> 5 - 5,5

Đất nặng

30

25

20

15

Đất trung bình

25

20

15

10

Đất nhẹ

20

15

10

5

* Đặt cây con vào hố trồng: Tháo bỏ vật liệu làm bầu đất, đặt cây vào hố trồng và lấp đất vừa ngang mặt bầu cây con (không lấp đất cao hơn mặt bầu, không làm tổn thương cây con). Cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã và che bóng cho cây con, chú ý không che quá 50% ánh sáng mặt trời đến với cây.

3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn sầu riêng

3.3.1. Chăm sóc thời kỳ kiến thiêt cơ bản

* Tỉa cành, tạo tán: Tỉa cành mọc đứng, cành bên trong tán, Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất. Giữ lại những cành mọc ngang, cành khỏe mạnh.

Tưới nước

Chế độ tưới phụ thuộc vào loại đất và điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng, trong đó tổng lượng nước tưới toàn vụ dao động trong khoảng 1800 - 3000 m3/ha.

Tủ gốc giữ ẩm:

Cây sầu riêng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất 1 lớp dày 10 - 20 cm, cách gốc 10 - 50 cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm cơ hội cho mầm bệnh tấn công vào gốc.

*Trồng xen, che phủ đất:

Trong những năm đầu khi cây sầu riêng chưa cho quả, nên trồng một số cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng, phát triển nhanh (như chuối, ổi…) làm cây trồng xen trên vườn sầu riêng. Có thể thay thế cây trồng xen bằng các loại cỏ cải tạo đất, các loại cây cỏ có hoa nhỏ.

*Bón giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Phân hữu cơ: liều lượng 10 - 30 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 3 - 5 kg hữu cơ vi sinh)/cây/năm, định kỳ 1 lần/năm. Liều lượng phân chuồng năm thứ 1 và thứ 2 khoảng 10 - 20 kg/cây và đến năm thứ 4 là 25 - 30 kg/cây.

Phân vô cơ: có thể sử dụng phân đơn (ure, lân, kali) hoặc phân N-P-K để bón cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Vôi: liều lượng 0,5 - 1 kg/cây vào đầu mùa mưa. Nếu đất có pH > 6,5 thì không nên bón thêm vôi.

Đối với cây sầu riêng 5 - 6 tuổi là vào giai đoạn kinh doanh (mang quả ổn định) thì liều lượng phân bón NPK như bảng 4, sau đó hàng năm tăng 20 - 30%.

Bảng 3. Khuyến cáo bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/cây/năm)

 

Tuổi cây (năm)

Số lần bón

(năm)

Liều lượng N-P-K (g/cây/năm)

N

P2O5

K2O

1

6-9

200 - 300

100 - 200

100 - 200

2

4 - 6

300 - 450

200 - 300

200 – 300

3

4 - 6

450 - 600

300 - 400

350 - 500

4

4

600 - 750

400 - 500

600 - 700

5

4 - 5

750 - 900

500 - 600

700 - 800

6

4 - 5

900 - 1200

650 - 800

900 - 1100

 
Thời điểm và cách bón: Sau khi trồng thấy cây ra tượt non đầu tiên mới tiến hành bón phân. Lượng phân bón nên chia nhỏ làm nhiều lần bón (4-9 lần), năm đầu tiên nên bón 6-9 lần/năm. Phân bón có thể pha vào nước để tưới gốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc để bón phân và tưới nước.

3.3.2. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh

Bón giai đoạn kinh doanh:

Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục (phân gà) được khuyến cáo bón sau thu hoạch từ 20-30 kg/cây hoặc phân hữu cơ chế biến với liều lượng 4 kg/cây/lần bón vào các thời điểm sau thu hoạch, trước ra hoa và đậu quả.

Phân vô cơ: Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả có tỉ lệ N-P-K thay đổi phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn ra hoa, đậu quả, quả phát triển và trước thu hoạch.

Thời điểm và cách bón: Khi cây 5 - 6 năm tuổi thường có đường kính tán từ 6-7 m trở lên, cây đang phát triển bình thường có thể bón phân 900g N - 700g P2O5- 950g K2O:

Lần 1 (sau thu hoạch): Bón phân hữu cơ theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì (hoặc bón 4 kg/cây phân hữu cơ Dynamic lifter), nấm Trichoderma theo khuyến cáo trên bao bì kết hợp với phân tỷ lệ N: P: K (2:1:1) với liều lượng 400g N - 200g P2O5 - 200g K2O/cây.

Lần 2 (trước nở hoa): Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo tỷ lệ N: P: K (1:3:2) với liều lượng 100g N - 300g P2O5 - 200g K2O/cây kết hợp với phân hữu cơ theo liều lượng khuyến cáo.

Lần 3 (đậu quả): Sau khi nở hoa 2 tuần (14 ngày) cần bón phân theo tỷ lệ N:P:K (2:1:1) với liều lượng 200g N - 100g P2O5 - 100g K2O/cây, kết hợp với phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gà theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì (hoặc bón 4 kg/cây phân hữu cơ Dynamic lifter).

Lần 4 (quả phát triển): Sau khi đậu trái 4 tuần (30 ngày) cần bón phân có hàm lượng kali cao theo tỷ lệ N:P:K (2:1:2) với liều lượng 200g N - 100g P2O5 - 200g K2O/cây

Lần 5 (trước thu hoạch 1 tháng) đối với giống DONA là 75-80 ngày và giống Ri 6 là 70-75 ngày sau khi xả nhụy thì bón 0,5 kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.

Cách bón: rải hoặc xới nhẹ quanh gốc theo hình chiếu tán cây để bón phân và tưới nước.

*Tỉa hoa, tỉa quả:

- Tỉa hoa:

Cây sầu riêng thường ra nhiều đợt hoa, chỉ nên giữ lại và tỉa thưa hoa của 1 đợt, tỉa bỏ hoa của các đợt khác. Tỉa hoa theo cách nào là tùy thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch quả của nhà vườn. Nhưng giữ lại tất cả các đợt hoa là không nên. Bởi vì, hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến việc thụ phấn - đậu quả.

- Tỉa quả:

Công việc tỉa quả có thể được chia làm 3 lần chính như sau:

Lần 1: Tỉa quả vào tuần thứ 2 hoặc 3 sau hoa nở, lần này nên cắt tỉa các loại quả đậu dày đặc trên chùm, quả bị méo mó, quả bị sâu bệnh.

Lần 2: Tỉa quả vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở, cần tỉa những quả có dấu hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dưỡng giữa nơi cung cấp dinh dưỡng (lá) và nơi tiêu thụ dinh dưỡng (quả) để giúp quá trình phát triển, quá trình tạo thịt quả được thuận lợi.

Lần 3: Tỉa quả vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, lần này chỉ cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống.

*Thụ phấn bổ sung:

Nên giúp cây thụ phấn cơ học thêm bằng tay bắt đầu từ 17h đến 22h đêm (giống Mongthong có thể bắt đầu từ 17h, giống Ri6 từ 18h15...), để quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ trên bầu nhụy nhằm sản xuất được quả sầu riêng không bị méo mó do thụ phấn không đầy đủ. 

*Khắc phục hiện tượng sượng cơm:

Do cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển quả hoặc rối loạn dinh dưỡng do mất cân bằng giữa can-xi, ma-giê và kali hoặc ra hoa và đậu quả nhiều đợt hay do ẩm độ đất cao. Giải pháp khắc phục như sau:

- Kích thích ra hoa sớm, tập trung, đồng loạt.

- Vườn cây thoát nước tốt, tránh ngập úng. Tránh thu hoạch quả giai đoạn mưa nhiều.

- Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển quả bằng cách phun MKP (0-52-34), 50 - 100 g/10 lít nước (hoặc KNO3 liều lượng 150 g/10 lít nước), 7 - 10 ngày/lần, giai đoạn từ 3 - 12 tuần sau khi đậu quả.

- Hạn chế sử dụng phân chứa clo, phun phân bón lá có chứa bo giai đoạn 15 - 20 ngày sau khi đậu quả để hạn chế hiện tượng cháy múi.

- Có thể phun Ca(NO3)2 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu quả. Phun MgSO4 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2. Phun KNO3 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch.

3.4. Quản lý dịch hại

Rầy nhảy (Allocaridara malayensis Crawford):

Biểu hiện gây hại:  Rầy trưởng thành dài 3-4 mm và ấu trùng có lớp lông tơ ở cuối bụng chúng chích hút nhựa lá non chưa mở, những lá bị hại thường có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ngoài ra, rầy còn tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển. Rầy phát triển mạnh vào các tháng nắng.

Phòng trị: dùng bẫy màu vàng để hấp dân trùng trưởng thành khi cây ra lá non, phun nước mạnh lên lá (bọ rùa, ong ký sinh là thiên địch), phun bám dinh neem + chavez 

Nhện đỏ:

Biểu hiện gây hại: Thành trùng có hình oval dẹp màu đỏ đến đỏ nâu, thành trùng sống 6-7 ngày, nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ. Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm (mùa nắng, ít mưa), khả năng sinh sản cao, vòng đời ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng.

Phòng trị: Phun nước lên lá tạo độ ẩm trong mùa nắng sẽ làm giảm mật độ nhện, đồng thời tạo điều kiện cho thiên địch có lợi phát triển. Khi mật độ cao dùng các loại thuốc BVTV do tính chống chịu thuốc nên cần luân phiên thay thuốc diệt nhện 777, clotin top + bám dính ...

Rầy xanh:

Rầy đẻ trứng đọt non, cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa ở đọt non và lá non, gây hại trên gân chính của lá non nên khi lá mở ra đã có vết chấm bị hại màu vàng, làm lá bị cong lên, gây hại cả mặt trên và dưới lá.

Phòng ngừa phun thuốc chaves, miritox, khongray + bám dính. 

Bọ trĩ:

Cả ấu trùng và trưởng thành đều gây hại trên lá non, bọ trĩ không ưa sáng, thường ẩn nấp trong lá non, bò ra ngoài khi trời mát, chích hút nhựa làm lá chậm phát triển, quăn queo.

Phòng ngừa phun nước lên tán cây làm giảm mật độ bọ trĩ, phun thần kiếm, daiphat + bám dính.

Rệp sáp:

Chính hút nhựa dọt non, lá cánh

Phòng ngừa cắt tỉa cành, vệ sinh vườn loại bỏ rệp sáp ra khỏi vườn bakari + bám dính

Xén tóc đục thân: ăn võ thân cây hay cành chính cây bị nhiểm nạng suy yếu dần dần và chết, xén tóc thành trùng trưởng thành vào đầu mùa mưa, đẻ trứng vào chảng ba của cây, trong các vết nứt vết thương trong thân. 

Phòng ngừa: tiêu huy các cành cây bị hại và loại bỏ ấu trùng còn lưu lại trong cây, bắt tiêu huy khi phát triện phun f50, bakari + siêu thấm.

Mọt đục cành: thành trùng cái thường đào những đường hầm nhỏ vào bên trong thân, cành, thải mạt ra bên ngoài võ cây, mọt ambrosia cộng sinh với nấm Fusarium solani gây bệnh chết ngược làm chết cành.

Phòng ngừa: giữ cây luôn khỏe, thu gom, tiêu hủy các bộ phân của cây bị nhiễm mọt, rất khó để xử lý khi mọt ở trung đường hầm. Phun thuốc bakari, kasaki + siêu thấm 3-4 lần/2 tuần, trước khi mọt bay ra khỏi đường hầm (tháng 3).

3.5. Thu hoạch quả

Nên thu quả từ trên cây, không để quả chín tự rụng.

Thu hoạch theo cảm quan: Thu khi cuống quả dẻo, tầng rời trên cuống quả phát triển rõ ràng và phát ra tiếng kêu vang rỗng khi gõ vào quả.

Thu hoạch theo tuổi của quả tính bằng ngày sau nở hoa (ngày SNH): Giống sầu riêng Ri6: 95-100 ngày SNH; Giống sầu riêng Monthong: 120 ngày SNH; Giống sầu riêng Cơm vàng sữa hạt lép: 105 - 110 ngày SNH./.

 

Bá Phú - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 9.248.907
Truy câp hiện tại 9.744