Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đảng bộ thị xã Hương Trà triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường
Ngày cập nhật 02/06/2017

Xác định sách là một trong những công cụ, phương tiện rất quan trọng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền bá đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như những tri thức khoa học, kỹ thuật trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Công văn số 240-CV/TGTU, ngày 15/10/2009 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc “Trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn”; Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo 16 Đảng ủy xã, phường triển khai thực hiện Đề án sách, phân công cán bộ theo dõi, quản lý, khai thác sách được trang bị theo quy định của Nhà nước về quản lý tài sản công; việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, sử dụng và khai thác sách nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Ban Thường vụ Thị ủy cũng đã yêu cầu Đảng ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường trang bị, bố trí tủ sách, phòng đọc phù hợp với tình hình đơn vị; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sách được trang bị, bảo đảm đúng mục đích của việc trang bị sách cho cơ sở xã, phường. Ban Thường vụ Thị ủy đã giao Ban Tuyên giáo, Văn phòng Thị ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Đề án, hằng năm phối hợp tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tại các xã, phường. Thời gian qua, Ban Tuyên giáo đã phối hợp tiến hành 01 cuộc kiểm tra, 05 cuộc giám sát tại các xã, phường: Hương An, Hương Văn, Hương Phong, Hải Dương, Hồng Tiến, Hương Hồ…; hằng năm yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng sách của Đề án, qua đó tham mưu cho Ban Thường vụ Thị ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án ngày càng tốt hơn.

Đối tượng khai thác các đầu sách được trang bị chủ yếu là cán bộ, đảng viên, công chức xã, phường và một bộ phận nhân dân. Ngoài ra, một số phường, xã đã đưa sách về các tổ dân phố, thôn để phục vụ nhu cầu đọc cho các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Trong thời gian qua, thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã chuyển 13 đợt sách với 230 đầu sách, 02 đĩa CD-ROM và 01 đĩa DVD qua đường bưu điện đến Văn phòng Thị ủy, Ban Tuyên giáo Thị ủy và các xã, phường. Nội dung các loại sách đề cập về các lĩnh vực như: phổ biến giáo dục lý luận chính trị, pháp luật và kiến thức quản lý cấp cơ sở, các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phổ biến về kỹ thuật, các kỹ năng kiến thức về lý luận chính trị, văn hóa xã hội, ứng dụng khoa học công nghệ,... Bên cạnh sách của Đề án, hằng năm các Đảng ủy còn tiếp nhận, đặt mua, sưa tầm các loại sách về nghiệp vụ công tác Đảng, các chuyên đề tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các loại tài liệu về các Nghị quyết của Trung ương,… nên tủ sách ở cơ sở ngày càng phong phú về số lượng và chủng loại. Nhờ vậy, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố kiến thức, ứng dụng vào quá trình thực thi nhiệm vụ chuyên môn, vận dụng vào thực tiễn quản lý, lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, trong lao động sản xuất của nhân dân... Đảng ủy 16 xã, phường đã phân công đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy trực tiếp chỉ đạo, phân công đồng chí phụ trách công tác tuyên giáo đảng ủy và đồng chí phụ trách văn phòng Ủy ban nhân dân tiếp nhận, quản lý sách, mở sổ theo dõi và bảo quản sách theo quy định Nhà nước về tài sản công để tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân mượn, đọc. Sách Đề án được chuyển về cơ sở mỗi đợt 02 bộ, do vậy một số xã, phường đã bố trí được phòng đọc riêng hoặc bố trí 01 bộ sách Đề án cùng với tủ sách Pháp luật; 01 bộ sách được lưu trữ tại Văn phòng Đảng ủy. Một số xã, phường đã bố trí được 02 tủ sách với dung lượng lớn, phòng cho người đọc như Hương Hồ, Hương Vinh, Hương An… Hằng năm, có khoảng 23.900 lượt người khai thác, sử dụng sách. Việc thực hiện Đề án sách tại các xã, phường đã thực hiện cơ bản theo yêu cầu đặt ra. Hầu hết các đơn vị đã thực hiện từ khâu tiếp nhận đến quản lý, sử dụng; quá trình tổ chức thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Sách được biên soạn ngắn gọn, văn phong phổ thông dễ đọc, dễ hiểu. Việc triển khai trang bị sách của Đề án đã góp phần giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở khắc phục tình trạng thiếu hụt kiến thức, kỹ năng trong công tác chuyên môn, kiến thức lý luận chính trị, về pháp luật, văn hoá - xã hội, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, đời sống

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án sách vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Một số cấp ủy xã, phường chưa nhận thức thật đầy đủ về yêu cầu, mục đích Đề án đặt ra, do đó công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện Đề án ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Một số đơn vị chưa xây dựng và ban hành nội quy khai thác, sử dụng sách và niêm yết đầu sách tại nơi quản lý. Chưa đưa sách về tận địa bàn dân cư, việc sắp xếp, quy định cụ thể nơi trưng bày sách chưa thuận lợi cho đối tượng cần khai thác; có nơi, các đầu sách chưa được trưng vào tủ sách theo quy định, chưa phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân,… đa số đơn vị chưa có phòng đọc độc lập và không có phương tiện chiếu các đĩa CD-ROM đã được cấp cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Đề án nên việc khai thác, sử dụng sách chưa hiệu quả. Đa số cán bộ quản lý sách ở các xã, phường chưa được tập huấn về nghiệp vụ quản lý, khai thác và sử dụng sách nên có nơi còn tùy tiện, chưa theo đúng quy định đề ra.

Với thực trạng quản lý, sử dụng sách theo Đề án đã nêu trên, để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới; Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo cấp uỷ các xã, phường cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân. Từ đó có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả sách trang bị cho địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu sách đến với người đọc bằng nhiều hình thức phong phú như: tuyên truyền, giới thiệu qua hệ thống truyền thanh cơ sở; qua sinh hoạt các hội, đoàn thể. Các xã, phường cần bố trí nơi đọc sách thuận lợi, phân công cán bộ phụ trách để tạo điều kiện cho người đọc đến đọc và khai thác có hiệu quả. Ban Tuyên giáo cần chủ động hướng dẫn cấp uỷ đảng xã, phường chỉ đạo thực hiện việc tiếp nhận, khai thác, bảo quản, sử dụng sách và tài liệu có hiệu quả. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc tiếp nhận, sử dụng và bảo quản sách, tài liệu được cấp phát.

 

Mai Thanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 9.117.578
Truy câp hiện tại 19.100