Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hiệu quả từ mô hình trồng mướp Hương Chữ
Ngày cập nhật 31/12/2013

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được người dân các địa phương ở Hương Trà hưởng ứng mạnh mẽ và cũng từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, chính quyền địa phương và người dân ở nơi nào mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thì ở đó sẽ có những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

 

 

Gia đình chị Trương Thị Phú ở Tổ dân phố 11 phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. Trước đây với diện tích 1000 mét vuông ở xứ Bàu Ruồng, gia đình chị trồng các loại cây ngắn ngày như: khoai, sắn, lạc và ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2008, khi phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển mạnh mẽ, được chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể vận động, gia đình chị đã chuyển đổi diện tích 2 sào đất ở xứ đồng Bàu ruồng sang trồng luân canh, chuyên canh các loại cây rau màu như: kiệu, ngò, xà lách, hành lá và mướp đắng. Trong đó cây mướp đắng được xác định là cây trồng chủ lực góp phần tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cho người dân, chị Phú cho biết: mướp đắng là cây dễ trồng, thời gian trồng đến cho thu hoạch ngắn khoảng 3 tháng, chi phí đầu tư thấp trong khi đó hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, vào thời điểm được giá thì 1 kg mướp có giá từ 12 -13.000 đồng, thì với diện tích 2 sào trồng mướp của gia đình, chị tính nhẫm cũng cho thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/vụ. Cũng như gia đình chị Phú – Anh Phan Văn Quốc, trước đây với diện tích 3 sào đất ở xứ đồng Bàu Ruồng hàng năm thường xuyên xãy ra tình trạng thiếu nước nên năng suất lúa thường rất bấp bênh. Thấy được hiệu quả từ cây mướp đắng mang lại anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng mướp đắng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm nguồn thu nhập và có của ăn, của để mua sắm đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt gia đinh và cho con cái ăn học. Được biết, hiện nay mô hình trồng mướp đắng được phát triển mạnh ở Tổ dân phố 11 của phường Hương Chữ với diện tích trồng là 3,2ha, với hiệu quả kinh tế mang lại từ cây mướp đắng không những khẳng định hướng đi đúng trong phát triển kinh tế của phường Hương Chữ mà còn tăng thêm thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho người dân. 

 

Ông Cao Thọ Thành – Phó chủ tịch UBND phường Hương Chữ cho biết: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong hơn 5 năm qua, phường Hương Chữ đã thực hiện chuyển đổi được trên 27 ha diện tích đất trồng lúa, lạc, ngô…sang trồng luân canh, chuyên canh các loại cây rau màu; phát triển mô hình trồng sen thương phẩm, mô hình nuôi cá nước ngọt và mới đây là mô hình trồng mướp đắng. Tất cả những mô hình này ở phường Hương Chữ đến nay đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương và được UBND thị xã Hương Trà đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở Hương Trà. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường, Hương Chữ giai đoạn từ 2010 – 2015, toàn phường sẽ phấn đấu mở rộng 50 ha rau màu trong đó chú trọng nghiên cứu đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây có giá trị kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thêm thu nhập cho người dân rất được Đảng bộ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể các địa phương ở Hương Trà quan tâm đẩy mạnh. Và qua thực tế cho thấy, ở địa phương nào mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm đẩy mạnh phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và được người dân đồng tình hưởng ứng thì ở địa phương đó sẽ thu được những kết quả khả quan. Trong đó phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà là một điễn hình.

                                                                                                                     Thực hiện: Văn Vinh

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 10.133