Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Một cựu chiến binh đam mê với nghề nuôi ếch
Ngày cập nhật 03/01/2014

Đó là ông Đặng Hưng Ánh, hội viên cựu chiến binh phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà.

Thực hiện thí điểm mô hình mô hình nuôi ếch thương phẩm từ năm 2003, qua 10 năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình của ông đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình vừa là tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi cho các hội viên cựu chiến binh khác ở địa phương học tập làm theo.

Thăm mô hình nuôi ếch thương phẩm và ếch giống của hội viên cựu chiến binh Đặng Hưng Ánh vào một  ngày đầu tháng 12, thời điểm này, ông đang thực hiện công việc vệ sinh ao, hồ nuôi để chuẩn bị cho một vụ thả nuôi ếch mới. Bén duyên với nghề nuôi ếch từ năm 2003, qua hơn 10 thực hiện mô hình, đến nay ông được coi là một trong những hội viên cựu chiến binh thành công với mô hình nuôi ếch thương phẩm ở Hương Trà. Ông Ánh tâm sự: “Trước khi đến với nghề nuôi ếch, ông đã từng thử nghiệm với nhiều mô hình phát triển kinh tế khác nhau như: nuôi cá nước ngọt kết hợp với chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò thịt, gà kiến... không mấy hiệu quả. Năm 2003, một lần tình cờ xem truyền hình thấy mô hình nuôi ếch thương phẩm của một chủ trang trại ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ông nhận thấy điều kiện, khí hậu ở địa phương thích hợp với  phát triển nghề nuôi ếch, thế là với quyết tâm “dám nghĩ, dám làm” ông khăn gói ra Hà Tĩnh học tập kinh nghiệm rồi mua giống vào nuôi thử nghiệm. Những năm đầu do đối tượng nuôi mới lại chưa nắm bắt kỹ về kỹ thuật nuôi cũng như kỹ thuật phòng bệnh cho ếch nên vụ thu hoạch đầu tiên mặc dù có lãi nhưng không cao”.

Phát huy bản chất tốt đẹp“anh bộ đội Cụ Hồ” dám nghĩ, dám làm, cần cù, chịu khó tìm tòi  sách báo, kiến thức về nuôi ếch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt, ông tích cực tham gia các lớp tập huấn ở địa phương tổ chức và tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình nuôi ếch của một số chủ trang trại ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Từ đó, ông đã rút ra cho mình một phương pháp nuôi mới vừa hạn chế được dịch bệnh, vừa giúp ếch chống lớn và bán ra thị trường với giá thành cao. Từ chỗ chỉ nuôi thử nghiệm 2 ao từ năm 2003, đến nay  ông đã phát triển lên 16 ao nuôi, trong đó mỗi ao được xây dựng với diện tích từ 7 – 15 mét vuông, mỗi năm ông thả nuôi từ 15 - 20 .000 con ếch thương phẩm, vào thời điểm được giá, bán ra thị trường cho doanh thu khoảng 300 triệu đồng, trừ các khoảng chi phí lãi khoảng 150 triệu đồng.

Mặc dù đây là mô hình không mới đối với người dân các địa phương trên địa bàn thị xã Hương Trà nói chung và phường Hương Xuân nói riêng. Tuy nhiên để mô hình này phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân thì theo ông Ánh khó khăn lớn nhất hiện nay đối với nghề nuôi ếch là công tác phòng bệnh cho ếch, một số bệnh thường gặp trên đối tượng nuôi này hiện trong tỉnh vẫn chưa có thuốc điều trị mà phải mua thuốc ở tận Hà Tỉnh, với số lượng không nhiều, vì vậy thiếu sự chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho ếch, dẫn đến gây thất thoát và hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy,  trong thời gian đến người dân rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quan, ban ngành liên quan hỗ trợ cho người dân về vốn vay ưu đãi, tập huấn kỹ thuật chăm sóc,  thuốc phòng bệnh cho ếch để người dân yên tâm mở rộng mô hình.

Ông Trần Tùng – Chủ tịch hội cựu chiến binh phường Hương Xuân cho biết: “Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng giá trị kinh tế, tăng thêm thu nhập cho người dân. Những năm qua, cùng với các ban ngành đoàn thể ở phường Hương Xuân, Hội cựu chiến binh của phường luôn tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như:  mô hình nuôi ếch thương phẩm và ếch giống của hội viên Đặng Hưng Ánh, Trần Lưu thương, Trần Lưu Chạy, mô hình nuôi cá lồng trên sông Bồ, nuôi hưu lấy nhung, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn dịch bệnh…cho thu nhập bình quân từ 150 - 170 triệu đồng/năm.

Đẩy mạnh phong trào hội viên giúp nhau phát triển kinh tế luôn được Hội cựu chiến binh phường Hương Xuân đặc biệt quan tâm. Bằng những cách làm hay, phù hợp với địa phương như: tín chấp vốn cho hội viên vay phát triển kinh tế, phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật...qua đó đã đã giúp hội viên xây dựng nhiều mô hình kinh tế gia trại, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, mà còn góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

 Văn VInh

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 9.849