Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chị Thanh làm kinh tế giỏi
Ngày cập nhật 08/02/2014

Trong chuyến công tác tại 02 chi hội nghề cá xã Hương Phong tôi thật sự ấn tượng với người phụ nữ này khi chị lên trao đổi chia sẻ cho bà con các kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản đó là chị Trần Thị Thanh hiện ở tại Thôn Vân quật Đông xã  Hương Phong.

Theo lời chị kể: Trước năm 2007 gia đình chị chuyên nuôi tôm thương phẩm, do không am hiểu về kỹ thuật nên mật độ thả dày, cộng với khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, thiên tai lũ lụt diễn biến phức tạp vì vậy mà gia đình bị thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất lên đến cả trăm triệu đồng.

Sau khi tham gia vào Chi hội nghề cá thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, được các dự án hổ trợ về con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật chị đã mạnh dạn đầu tư trên vùng đầm 1,5 ha để nuôi xen ghép tôm, cua, cá các loại. Ngoài ra chị đã tạo điều kiện cho chồng tham gia học Đại học Nông lâm Huế chuyên ngành thủy sản để có kiến thức áp dụng trong thực tiễn. Do nắm bắt được các tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với sự cần cù, chịu khó chị đã biết vận dụng lấy ngắn nuôi dài, nuôi xen ghép các loại hải sản với chi phí đầu tư thấp mà mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tránh được các loại dịch bệnh xãy ra. Với diện tích mặt nước rộng 1,5 ha mỗi lứa chị thả 10 vạn con tôm giống;1.000 cá dìa; 2.000 cua con sau 3 tháng thu hoạch trừ các khoản chi phí đầu tư ban đầu lãi ròng từ 50 - 70 triệu đồng. Thấy việc nuôi trồng thủy hải sản đem lại nguồn kinh tế cao cho gia đình hơn nữa tạo công việc làm cho chồng sau khi tốt nghiệp ra trường. Chị đã vay mượn và đấu thầu 14 ha mặt nước của địa phương với chi phí đấu thầu mỗi năm 180 triệu đồng và hàng năm thả trên 100 vạn con tôm giống; 2 triệu con cua giống, 1 vạn con cá giống. Do khí hậu thời tiết các năm trở lại đây ổn định, do đó sau 3 đến 5 tháng thu hoạch được từ 1 đến 1,5 tấn tôm; 01 tấn cua và trên 1,2 tấn cá. Bên cạnh đó thu hoạch thêm các loại tôm, cá tự nhiên từ 1,5 đến 2 tấn. Hiện nay thị trường tiêu thụ mạnh, các loại hải sản là đặc sản của vùng đầm phá do đó bán rất chạy có đợt được giá cá dìa lên đến 250.000/ kg; tôm sú từ 200- 250 ngàn đồng/ kg. Ngoài ra qua các đợt thu hoạch chị đã tạo công ăn việc làm cho 3 đến 5 người khi thu hoạch người làm công được hưởng 200 đến 300 ngàn đồng/ ngày.Thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình từ 400 đến 500 triệu đồng. Ngoài ra tận dụng các nguồn thức ăn tôm, cá thải ra chị nuôi thêm heo, vịt mỗi năm thu 02 lứa lợi nhuận trên 20 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập này mà gia đình đã trả hết nợ và tái đầu tư vào nuôi trồng tiếp cho các vụ sau.

Là Phó Chủ tịch Hội LHPN xã trong quá trình thực hiện phong trào và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội chị đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong thuyết phục vận động bà con thôn xóm thực hiện tốt việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình bằng các việc làm cụ thể: Nuôi trồng thủy hải sản nhưng phải giữ gìn vệ sinh môi trường, thả nuôi những loại tôm, cua, cá trong danh mục mà nhà nước cho phép, kiên quyết không nuôi loại tôm chân thẻ trắng mặc dù đó là loại tôm có chi phí thấp mà lợi nhuận cao. Tham gia vào công tác chống biến đổi khí hậu để có mặt nước ao đầm trong lành tạo điều kiện để phát triển về nghề cá. Ngoài làm kinh tế gia đình chị còn tranh thủ thời gian để tham gia học lớp Trung cấp phụ vận, Đại học tại chức ban đêm để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao.

Được biết trong thời gian tới gia đình chị sẻ mở rộng thêm diện tích đầm nuôi trồng, chia sẻ kinh nghiệm cho 152 hộ ở chi hội nghề cá góp phần cùng với địa phương triển khai, thực hiện tốt việc sử dụng 205 ha mặt nước vùng đầm phá để nuôi trồng thủy hải sản.

Thu Hương

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 8.816