Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Gương hội viên phát triển kinh tế nhờ trồng lan
Ngày cập nhật 17/05/2020

Xuất phát từ đam mê, trồng lan để chơi, để thưởng thức, cách đây 5 năm, chị Bùi Thị Thanh Hương (Sinh năm 1979) tạm trú dài hạn tại thôn Tam Hiệp, xã Bình Thành đã mạnh dạn đầu tư mở vườn trồng cây hoa lan. Từ diện tích hơn 50m2 ban đầu với mô hình lan Mokara đến nay vườn lan đã được chị mở rộng đến 200m2 với nhiều loại lan khác nhau.

 

Bản thân chị Bùi Thị Thanh Hương rất yêu thích loài hoa lan bởi cái tính thanh cao của nó phù hợp với con người và cái nghề giáo viên, nghề trồng người cao quý của chị. Sau đó, nhận thấy hoa lan có giá trị kinh tế, nhất là loài lan dã hạc có giá trị kinh tế cao, được nhiều người chơi hoa lan tìm mua nên chị khởi nghiệp trồng lan dã hạc, đặc biệt có lan dã hạc “đột biến”  .

Những ngày đầu trồng và chăm sóc cây hoa lan, chị  gặp không ít khó khăn do chưa nắm vững kỹ thuật, điều kiện thời tiết phù hợp cho từng loại nên một số cây lan bị chết và hao hụt. Chị Hương chia sẻ: “Chị coi đó như một món tiền học phí mà mỗi người phải trả cho một nguời mới vào làm quen với công việc, không phải riêng nghề lan mà nghề nào cũng vậy”.

Nhờ chịu khó vừa làm, vừa học hỏi nên đến nay, chị đã nắm bắt được nghề trồng lan, có thể nhân giống và điều khiển lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Từ đó, hoa lan chị trồng được nhiều người biết đến. những loại bình thường cũng có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng một chậu, còn những loại lan dã hạc quý hiếm được chị bán lại cho những người sưu tầm có giá từ trên mười triệu đồng đến trên trăm triệu đồng một chậu.

Lan dã hạc là loại lan quý, do đặc tính hoa lan ưa ánh nắng vừa phải, nơi trồng cần thoáng mát nên vườn lan của chị được thiết kế điều hòa bằng giàn để treo hoa, lắp đặt hệ thống lưới che nắng, che mưa, giúp giảm nhiệt độ và giảm thiểu  ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đồng thời, sử dụng nguồn nước đầy đủ để đảm bảo tưới tiêu và giúp cây luôn giữ được độ ẩm.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, mỗi tháng chị có thể thu nhập dao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng, trung bình mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng từ việc bán lan. Mô hình trồng lan rừng của chị được mọi người đánh giá cao và được nhiều người biết tới.

Bên cạnh việc trồng và phát triển lan rừng, chị Hương cũng trồng và chăm sóc một số loại hoa khác như đỗ quyên, hoa hồng....Trước là để chơi và hài hòa cho không gian sống, sau nếu ai yêu thích, có nhu cầu thì vẫn sẽ bán để tăng thêm thu nhập.

Nói về định hướng trong thời gian tới, chị Thanh Hương cho biết sẽ tiếp tục mở rộng vườn lan bởi hiện nay sau vài năm trồng thành công, chị đã nắm bắt được thị hiếu của các khách hàng và các nguồn có sức tiêu thụ tốt. Mở rộng diện tích vườn ươm, đầu tư thêm cơ sở vật chất để trồng được nhiều hơn nữa các loại lan, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhằm tăng thêm thu nhập.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Thanh Hương còn vận động hội viên trong chi hội cùng xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; giúp đỡ những hội viên khó khăn về vốn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động do Hội phụ nữ xã tổ chức, tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp ở địa phương và tự nguyện đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chị xứng đáng là tấm gương để chị em hội viên phụ nữ noi theo. 

 

Trần Thị Hồng - HLHPN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 10.052