Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ đạo sản xuất trồng trọt trước và sau mùa mưa bão
Ngày cập nhật 11/10/2023

Để kịp thời hỗ trợ người dân chủ động phòng, tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, bảo vệ diện tích rau màu, cây ăn quả và khôi phục sản xuất. Phòng Kinh tế đề nghị các đơn vị, địa phương hướng dẫn nông dân triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Một số biện pháp thực hiện trước mưa bão

1.1. Đối với diện tích sắn, rau màu, hoa

 Tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn đối với những diện tích đến thời kỳ thu hoạch, nhất là các vùng thấp trũng nhằm hạn chế ảnh hưởng của mưa bão và sâu bệnh hại gây ra. Đồng thời, tăng cường thực hiện khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, rãnh thoát nước trên vùng trồng.

1.2. Đối với các vườn cây ăn quả:

- Những diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch đề nghị tập trung thu hoạch sớm; đối với cây đang mang quả chưa đến thời kỳ thu hoạch cần chủ động tỉa bỏ bớt trái trên chùm, tránh va đập gây hư hỏng hoặc rụng trái.

- Cắt tỉa, bớt quả, cành vượt, cành đan chéo nhau để cây được thông thoáng.  Cắt bỏ phần ngọn để hạn chế chiều cao của thân chính, nhằm giảm lực cản lớn khi gặp gió mạnh làm cây dễ bị gãy, đổ. Chằng néo thân cây hoặc cành lớn theo 3 hướng để hạn chế đỗ ngã.

- Xẻ mương, rãnh tiêu thoát nước, tránh gây ngập úng cục bộ vườn cây.

2. Một số biện pháp khắc phục sau mưa bão

2.1. Đối với cây sắn, rau màu, hoa

- Đối với diện tích rau bị thiệt hại hoàn toàn các địa phương tạm dừng xuống giống khi thời tiết còn chưa thuận lợi. Đồng thời, chuẩn bị hạt giống rau màu sẵn sàng, để gieo trồng lại khi thời tiết thuận lợi.

- Với diện tích rau màu bị ngập thời gian ngắn và cây còn nhỏ có khả năng phục hồi cần xới nhẹ mặt luống nhằm cung cấp ô xi cho bộ rễ. Phun bổ sung chế phẩm KH, Pennac P, siêu lân... liều lượng phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.

2.2. Đối với các vườn cây ăn quả

- Đối với vườn cây ngập úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước ra khỏi líp, hố và vườn cây.

- Đối với những vườn cây đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới.

- Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt, vun gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm hại bằng loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.

2.3. Đối với cây cao su

- Vườn có cây bị nghiêng trên 20 độ do ảnh hưởng của bão, cần triển khai sớm cắt bớt lá, dựng lại và chống bằng cọc gỗ hoặc tre/dây thừng, bồi đắp thêm đất vào gốc và lèn chặt, trước khi đất bị khô.

- Chăm sóc phục hồi vườn cây, tạm ngừng khai thác mủ. Căn cứ tình hình sinh trưởng của cây cần bón phân bổ sung hoặc phun phân qua lá để cây phục hồi sinh trưởng, khi cây phát triển ổn định trở lại tiếp tục tiến hành khai thác mủ.

- Cây cao su bị nghiêng nhẹ, nứt vỏ, tiến hành chăm sóc bình thường. Với những cây sau một thời gian bị rụng lá toàn bộ có thể cưa dưới đoạn thân chết để cây nảy chồi tiếp tục khai thác những năm sau./.

Anh Văn - Phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 21.887