Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023 và triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2024
Ngày cập nhật 23/11/2023

Chiều ngày 13/11/2023, UBND thị xã Hương Trà đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông  nghiệp năm 2023 và triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2024. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Viết hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của Tỉnh, Thị xã, UBND các phường, xã và các HTX nông nghiệp trên địa bàn Thị xã.

Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, nhất là tình hình mưa rét gây ngập úng ảnh hưởng thời vụ gieo trồng, sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đầu vụ Đông Xuân ảnh hưởng các đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường liên tục nên công tác xuống giống gặp nhiều khó khăn; đợt mưa lớn ngày 24-25/01/2023 gây ngập úng nhiều diện tích lúa mới gieo sạ, trong đó diện tích lúa gieo sạ lại 52,6 ha; đợt mưa từ ngày 14-16/02/2023 đã gây ngập úng và thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu các loại, trong đó lúa 275,6 ha, lạc 141 ha rau màu các loại 10,1 ha. Vụ Hè Thu, thời tiết nắng nóng liên tục từ đầu vụ đến cuối vụ; tuy nhiên có các đợt mưa dông phổ biến từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8 trùng với giai đoạn lúa đòng - trổ, kết hợp công tác chăm sóc, đồng ruộng được cung cấp đủ nước nên lúa sinh trưởng phát triển tốt. Năng suất lúa cả năm năng suất đạt 62,74 tạ/ha, đạt 107,2% so với kế hoạch, tăng 9,16 tạ/ha so với năm 2022; năng suất ước đạt 21,1 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với năm 2022, cây sắn năng suất 210 tạ/ha kế hoạch, một số cây trồng khác đạt kế hoạch đề ra. Tình hình giá các loại nông sản cao hơn 10-20% so với các năm trước đây giúp người nông dân phấn khởi, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Tổng đàn lợn hiện có 8.823 con (giảm khoảng 4% so với năm 2022), trong đó 1.450 lợn nái. Nhìn chung cơ cấu hình thức sản xuất chăn nuôi lợn vẫn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ; chăn nuôi trang trại, mô hình có liên kết trong chăn nuôi lợn vẫn duy trì tuy nhiên còn ít. Việc tái đàn lợn còn chậm, do lợn giống giá cao, do đó người chăn nuôi có tâm lý e ngại và không dám tái đàn. Tổng đàn trâu, bò hiện có 2.556 con (tăng 1,5% so với năm 2022), trong đó đàn bò có 1.684 con, đàn trâu có 872 con. Nhìn chung tổng đàn có tăng và chất lượng đàn bò ngày được nâng cao.  Hiện tại 235.840 con, trong đó có 20.200 vịt thịt và 1.900 vịt đẻ. Hiện tại trên địa bàn thị xã có 02 trang trại quy mô vừa của Trường Đại học Nông lâm ở phường Hương Vân với quy mô 3.000 lợn thịt và của ông Nguyễn Hữu Tâm quy mô 80 lợn nái, 300 lợn thịt và 200 lợn con. Xã Bình Tiến có 3 hộ chăn nuôi liên kết với Tập đoàn Quế Lâm đưa vào nuôi khoảng 60-80 con/lứa theo quy trình hữu cơ.

- Công tác Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất: Tập huấn đào tạo: Đã tổ chức 20 lớp tập huấn đào tạo cho trên 600 lượt người về các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi giúp nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Triển khai mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tại xã Hương Toàn, trong đó liên kết với Công ty Quế Lâm sản xuất và tiêu thụ 17,6 ha lúa hữu cơ giống DT39, trong đó diện tích cấy 3,1 ha. Kết hợp nguồn vốn sự nghiệp Khoa học công nghệ đã triển khai các mô hình Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chuối tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 1,5 ha tại phường Hương Vân và mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi cá trắm giòn trong lồng tại phường Hương Vân, Hương Xuân.

 Ngoài ra được sự quan tâm hỗ trợ của các đơn vị cấp tỉnh đã thực hiện một số mô hình, dự án trên địa bàn trong vụ Đông Xuân 2022-2023 như mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với giống lúa JO2 quy mô 03 ha tại HTX Hương Vân, mô hình áp dụng biện pháp canh tác ba giảm ba tăng trên cây lúa với quy mô 12 ha tại HTX Văn Xá Tây và Tây Xuân, mô hình Chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giống lúa ĐT100 quy mô 10 ha tại HTX Phú Ốc của Trung tâm Khuyến nông; trong vụ Hè Thu 2023 triển khai các mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với giống lúa HG244 quy mô 03 ha tại HTX Hương Vân, mô hình áp dụng các biện pháp tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch vụ Đông Xuân để tăng năng suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa vụ Hè Thu quy mô 13 ha tại HTX Đông Toàn và Tây Xuân của Trung tâm Khuyến nông. Qua đánh giá các mô hình bước đầu cho hiệu quả cao, có chuyển biến tốt trong thay đổi tập quán canh tác của người dân.

Hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế trong sản xuất nông nghiệp năm 2023. Nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chi phí đầu tư cao, khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt là việc triển khai thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã hình thành nhưng quy mô chưa lớn và thiếu bền vững. Tình hình giá cả vật tư, phân bón biến động, tăng cao đột biến trong khi giá sản phẩm nông nghiệp còn thấp, không ổn định ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con nông dân. Một số địa phương triển khai chưa có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng kịp thời, đặc biệt đối với các vùng đất thiếu nước, hạn hán nên hiệu quả của công tác chuyển đổi chưa cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; công tác tái đàn lợn sau dịch còn chậm, thiếu cơ chế khuyến khích tái đàn.Trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa tốt. Ý thức trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR của một số chủ rừng chưa cao.Hoạt động của một số HTX chưa thực sự hiệu quả, nhiều HTX còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã tuy đã được củng cố nhưng trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn hạn chế.

Phát biểu cuối hội nghị, đ/c Nguyễn Viết Hà- Phó Chủ tịch UBND Thị xã phát biểu đã thay mặt lãnh đạo thị xã đánh giá cao và ghi nhận sự nỗ lực của các ngành, các cấp, địa phương trong thực hiện chỉ đạo đã vượt qua khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND Thị xã nhấn mạnh trước mắt toàn thị xã cần tập trung chuẩn bị thật chu đáo cho sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024; dự báo là năm thời tiết khí hậu tiếp tục biễn biến bất thường, khả năng thiên tai dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, giá cả vật tư, thị trường khó lường sẽ tác động rất lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người nông dân. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện để thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong thời gian tới; trong đó đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm tăng giá trị nông sản trên đơn vị diện tích, tăng hiệu quả đầu tư và thu nhập cho nông dân.

- Khẩn trương thu hoạch sắn và các loại rau màu để tránh lũ lụt đang xảy ra.

- Sản xuất theo Hướng dẫn lịch thời vụ số 2807/HD-UBND ngày 16/10/2023 ớng dẫn lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng phương án triển khai tiêu úng ngay từ đầu vụ ở các vùng ruộng sâu trũng đảm bảo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ; đối với các vùng bị úng cục bộ cần phải khơi thông hói trước khi vào vụ. Các tổ chức quản lý và điều tiết nước hợp lý. Tiến hành nạo vét các tuyến hói chính dẫn nước từ các sông vào kênh mương nội đồng, đầu mối trạm bơm tưới và các máy bơm dầu lẻ.

 

Thanh Vân - Phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.734.238
Truy câp hiện tại 14.744