Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” trên địa bàn thị xã Hương Trà
Ngày cập nhật 28/01/2018

Văn học, nghệ thuật đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, có nhiều tác phẩm tốt trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, múa, kiến trúc... thể hiện qua những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và những vấn đề thời sự của đất nước. Chủ nghĩa nhân văn, phẩm chất nhân đạo được phát huy và đề cao. Văn học, nghệ thuật đã cố gắng phát hiện, khẳng định các nhân tố mới, tham gia cuộc đấu tranh lên án cái xấu, cái ác, sự biến chất, thoái hoá về nhân cách, đời sống và đạo đức trong một bộ phận xã hội. Tự do trong sáng tạo nghệ thuật và sự đa dạng về nội dung, phong cách sáng tác, phương thức biểu hiện được tôn trọng; dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo được khẳng định. Lực lượng văn nghệ sĩ và văn nghệ các dân tộc thiểu số có bước phát triển. Công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn học, nghệ thuật của các dân tộc đạt được những kết quả thiết thực. Sự xuất hiện lực lượng sáng tác trẻ với những khả năng sáng tạo và sự đa dạng về phong cách là dấu hiệu mới đáng trân trọng. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển; nhiều câu lạc bộ văn học, nghệ thuật ra đời, góp phần cổ vũ, động viên quần chúng sáng tạo, khai thác, truyền bá các giá trị nghệ thuật cổ truyền và thưởng thức văn học, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở cơ sở.

Nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới với những mục tiêu:

Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc, có tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, có năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng, đoàn kết, gắn bó cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước ta.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu phát triển của lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Hương Trà là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa trong nền văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế với nhiều địa danh, nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản vật nổi tiếng cùng với truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường đã góp phần xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật của địa phương.

Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, đã tiếp thêm nguồn lực mới để định hướng xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trên địa bàn Hương Trà trong giai đoạn mới góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng, phát triển con người và văn hóa Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Ngay sau khi Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) ra đời, Huyện Uỷ (nay là Thị ủy) đã tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết. Sau đó các địa phương, ban, ngành, đoàn thể đã lồng ghép triển khai đến tận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Quá trình thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW gắn với thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 06 của Bộ Chính trị và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa và các phong trào thi đua yêu nước. Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thực sự góp phần làm chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí của đời sống văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng trong đời sống xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, xác định văn học nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của văn hóa. Xuyên suốt đời sống văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thị xã qua các giai đoạn, dòng mạch chính vẫn là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa của quê hương, phản ánh cuộc sống lao động, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương, con người mới.

Trong những năm qua, nhiều hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật được tổ chức như phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh tỉnh tổ chức trưng bày, triển lãm thành tựu nghề nhiếp ảnh cho hàng trăm nghệ sĩ nhiếp ảnh trên toàn quốc về tham dự nhân dịp giỗ tổ nghề nhiếp ảnh tại Nhà thờ Danh nhân Đặng Huy Trứ, phường Hương Xuân. Tại dịp này đã vận động quyên góp trong giới nhiếp ảnh đúc Tượng đồng của danh nhân Đặng Huy Trứ tặng cho trường THPT được mang tên Cụ; phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Trại sáng tác Văn học, Nghệ thuật trên địa bàn thị xã sáng tác 48 tác phẩm có giá trị (trong đó 39 tác phẩm thơ; 9 tác phẩm truyện ngắn, ghi chép, tản văn, tùy bút) phản ánh chân thực sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của nhân dân Hương Trà; phối hợp với Hội Nhạc sĩ Thừa Thiên Huế tổ chức Trại sáng tác Âm nhạc sáng tác 19 tác phẩm có giá trị, ca ngợi về con người và địa danh Hương Trà anh hùng qua hai cuộc kháng chiến và thời kỳ đổi mới; Câu lạc bộ thơ Sông Bồ được hình thành và đi vào hoạt động đến nay đã gần mười năm. Thành viên của Câu lạc bộ đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ và được phổ nhạc được đăng tải trên các ấn phẩm văn học, nghệ thuật của tỉnh; đã xuất bản tập thơ của một số tác giả có tên tuổi; đã có 09 kỳ tổ chức đêm thơ của thị xã vào Tết Nguyên Tiêu nhân ngày thơ Việt Nam, giới thiệu đến công chúng yêu văn học, nghệ thuật những tác phẩm có giá trị; nhà hát Bến Xuân thường xuyên tổ chức các đêm nhạc giới thiệu với du khách nước ngoài về nhã nhạc cung đình Huế. Các hoạt động sáng tác về văn học, nghệ thuật nói trên đã làm phong phú thêm những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn thị xã.

Mười năm qua, nhiều văn nghệ sĩ đã có những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị được các cấp trao tặng giải thưởng như:

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc đã được trao giải và tặng thưởng:

- Giải C Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 5 (2008 – 2013) với tác phẩm Đi qua cánh rừng.

- Tặng thưởng Tác phẩm Công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2012 với tác phẩm Đi qua cánh rừng.

- Giải Khuyến khích về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2013 – 2015 với tác phẩm Báng súng và cây đàn.

Nhà thơ Lê Vĩnh Thái đã được trao các giải và tặng thưởng:

- Giải C Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 5 (2008 – 2013) với tác phẩm thơ Ngày không nhớ.

- Tặng thưởng Tác phẩm Công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2013 với tác phẩm Trôi cùng đám cỏ rẽ.

Nghệ nhân Thanh Hương ở Hương Vinh được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian.

Từ những định hướng lớn của Nghị quyết những hoạt động và sáng tác về văn học, nghệ thuật của Hương Trà đã phần nào phản ánh chân thực, sinh động đời sống xã hội góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước nhất là trong thời kỳ đổi mới .

Mỹ Lệ - Văn Uý
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 9.117.578
Truy câp hiện tại 30.693