Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối vụ Đông Xuân 2021 -2022
Ngày cập nhật 26/04/2022

Từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2021 - 2022, thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao, mưa nắng xen kẽ, rất thuận lợi cho rầy nâu trưởng thành đẻ trứng và phát triển mạnh trên các giống nhiễm như Nếp, HT1,... Theo điều tra của cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà vụ Đông Xuân 2021 – 2022 tính đến nay rầy nâu gây hại đang giai đoạn tuổi 2 đến tuổi 4, chủ yếu trên giống nhiễm như  HT1, Nếp, Khang Dân,… mật độ còn thấp 200-300con/m2, nơi cao trên 700con/m2. Dự báo thời tiết còn diễn biến phức tạp rầy nâu sẽ tiếp tục nở và nhiều lứa gối tiếp nhau nên tiếp tục gây hại gia tăng mật độ; mật độ phổ biến thấp dưới 1.500con/m2, nơi cao trên 3.000 con/m2, nếu không thăm đồng thường xuyên, điều tra phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ cháy từng chòm cục bộ vào cuối vụ khi thu hoạch ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Để vụ sản xuất Đông Xuân 2021 - 2022 không bị thiệt hại do rầy nâu cuối vụ gây ra Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà đã ra thông báo về việc tang cường chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 (số 48/TTDVNN ngày 22/3/2022) trong đó có biện pháp phòng trừ rây nâu; Trung tâm khuyến cáo các phường, xã, HTX trên địa bàn cần tổ chức triển khai quyết liệt công tác phòng trừ rầy nâu hại lúa theo hướng dẫn, khẩn trương kiểm tra đồng ruộng, tổ chức phòng trừ rầy kịp thời, có hiệu quả. Kiên quyết không để rầy phát sinh thành dịch gây hại trên diện rộng; cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát đồng ruộng, nắm chắc tình hình diễn biến rầy nâu gây hại để khoanh vùng diện tích nhiễm rầy và thông báo, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ rầy nâu để nông dân biết, chủ động phòng trừ có hiệu quả.  Hiện nay, cây lúa đang giai đoạn trổ bông, mật độ rầy còn thấp không được chủ quan, cần thường xuyên thăm đồng, đặc biệt chú ý tới những điểm, những vùng thường có các ổ rầy đã gây hại ở  những vụ trước; nếu phát hiện diện tích bị nhiễm rầy mật độ cao thường xuyên thông báo, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm rầy nâu gây hại và phòng trừ kịp thời nơi có mật độ cao (trên1.500con/m2 ) bằng cách sử dụng luân phiên bằng các loại thuốc: Chess 50WG, Cheestar 50WG, Startcheck 755WP… Sau phun 3-5 ngày kiểm tra lại, nếu rầy tiếp tục nở, mật độ còn cao cần phun lại lần 2 bằng các loại thuốc: Applaud-Bass 27WP, Bassa 50EC, Vibasa 50EC… Trong trường hợp mật độ rầy quá cao (> 5.000con/m2 ) có thể sử dụng 2 biện pháp kết hợp: phía dưới sử dụng một trong các loại thuốc như Vibasa 5EC hoặc Nibas 50EC hoặc Bassa 50EC, liều lượng 1,5 lít/ha, trộn với cát, dầu Diezel (lượng vừa đủ) để vải, phía trên phun một trong các loại thuốc như trên, liều lượng theo hướng dẫn ở nhãn sản phẩm.

* Một số chú ý khi phun trừ rầy nâu:

+ Rầy nâu là loại côn trùng có tính chống thuốc cao, nên sử dụng khi rầy tuổi nhỏ (rầy cám tuổi 1-2) lớn. Khi sử dụng nhiều lần một loại thuốc hoặc mật độ rầy cao, tỷ lệ rầy trưởng thành lớn cần phối hợp 2 loại nhóm thuốc khác nhau trừ rầy mới có hiệu quả.

+ Khi phát hiện rầy trên đồng ruộng thì phải phun thuốc đặc trị rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Trước khi phun thuốc, cần phải rẽ lúa thành các băng rộng để phun. Phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng 2-3cm. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát (tránh lúc lúa phơi mao). Những ruộng mật độ rầy cao, thường hay gây hại nặng cần giữ nước trong ruộng đến lúc gần thu hoạch hoặc mật độ rầy đã giảm mới tháo cạn nước để chuẩn bị thu hoạch. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid như Actatoc, Asimo super, Penalty, Chesone, Calira, Sachray, Azorin,… để phun trừ rầy giai đoạn lúa trổ trở về sau.

Thị Kỳ - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.619.283
Truy câp hiện tại 7.152