Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Hội nghị triển khai công tác Khuyến công năm 2016
Ngày cập nhật 02/11/2015

Sáng ngày 30/10/2015 UBND thị xã Hương Trà tổ chức Hội nghị triển khai công tác Khuyến công năm 2016 do đồng chí Nguyễn thị Thu Hương chủ trì. Đến tham dự hội nghị có lãnh đạo Trung tâm Khuyến công xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huể, các lãnh đạo, cán bộ phụ trách khuyến công các xã, phường và lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Hội nghị được tổ chức với mục đích hướng dẫn các chính sách khuyến công và tổng hợp nhu cầu đăng ký đề án khuyến công năm 2016 của các doành nghiệp, cơ sở sản xuất; hướng dẫn cho các doanh nghiệp về đối tượng, nội dung và mức hỗ trợ theo quyết định 25/2011/QĐ-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công.

Tại Hội nghị đã thảo luận, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn về các thủ tục đăng ký danh mục đề án khuyến công năm 2016.  Để thực hiện tốt công tác khuyến công trên địa bàn thị xã Hương Trà đảm bảo kinh phí được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả thì tại hội nghị đã đưa ra các yêu cầu và nội dung sau:

1. Yêu cầu:

* Đối tượng:

+ Các đề án do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện;

+ Các đơn vị có sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp;

+ Đề án thực hiện tại các xã điểm thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới 2016-2017, các địa bàn khó khăn.  

* Ngành nghề:

- Các ngành nghề chế biến nông-lâm-thuỷ sản, hải sản;

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, thủ công truyền thống, hàng đặc sản địa phương;

- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động, không gây ô nhiễm môi trường;

- Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;

-  Sản xuất và sửa chữa cơ khí phục vụ công nghiệp nông thôn.

2. Nội dung ưu tiên hỗ trợ khuyến công năm 2016:

2.1. Hỗ trợ chi phí để tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề:

- Các cơ sở sản xuất có nhu cầu đào tạo nghề nhằm phục vụ phát triển sản xuất (số lượng học viên từ 30 người trở lên, thời gian đào tạo ít nhất là 02 tháng hoặc chứng chỉ học nghề sơ cấp) thì được kinh phí khuyến công hỗ trợ một phần chi phí đào tạo, bao gồm: chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, khen thưởng học viên, cấp chứng nhận học nghề; tài liệu, giáo trình; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành; nguyên, nhiên, vật liệu và dụng cụ học nghề; thuê lớp học và thiết bị dạy nghề (nếu có); tổ chức và quản lý lớp học. Mức hỗ trợ 500.000đ/người/tháng nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/khóa học.

- Các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực các ngành nghề truyền thống địa phương khi tổ chức các lớp truyền nghề nhằm bảo tồn, phát triển nghề truyền thống gắn với phục vụ sản xuất của cơ sở (mỗi lớp từ 20 học viên trở lên, thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng hoặc chứng chỉ học nghề sơ cấp) thì được kinh phí khuyến công hỗ trợ một phần chi phí đào tạo, bao gồm: chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, khen thưởng học viên, cấp chứng nhận học nghề; tài liệu, giáo trình; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành; nguyên, nhiên, vật liệu và dụng cụ học nghề; thuê lớp học và thiết bị dạy nghề (nếu có); tổ chức và quản lý lớp học. Mức hỗ trợ 500.000đ/người/tháng nhưng tối đa không quá 2,0 triệu đồng/người/khóa học.

2.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và ngành nghề truyền thống, xử lý môi trường.

- Hỗ trợ chi phí xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới. Các nội dung chi được hỗ trợ bao gồm: xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính chất quyết định đến công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 250 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ 50% chi phí nhưng tối đa không quá 70 triệu đồng/mô hình đối với các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng mô hình để các tổ chức cá nhân khác học tập. Các nội dung chi được hỗ trợ bao gồm: hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, chi phí cho việc trình diễn kỹ thuật.

- Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN và ngành nghề truyền thống nhằm sản xuất sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm hoặc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; xử lý môi trường. Mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị máy móc thiết bị nhưng không quá 100 triệu đồng/cơ sở.

2.3. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ để tổ chức, cá nhân đầu tư mới, đầu tư bổ sung nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý môi trường.

- Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về chuyển giao công nghệ: hỗ trợ 50% kinh phí theo hợp đồng chuyển giao công nghệ, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/đề án.

- Đối với hoạt động chuyển giao bí quyết kỹ thuật mang tính đặc thù thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống: hỗ trợ 50% kinh phí theo hợp đồng, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/đề án, bao gồm: thuê chuyên gia, nghệ nhân hướng dẫn và chuyển giao bí quyết; đào tạo, hướng dẫn thực hành ứng dụng bí quyết được chuyển giao; mua tài liệu phục vụ nghiên cứu; nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất thử.

2.4. Hỗ trợ các địa phương để tổ chức điều tra, lập đề án phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề; điều tra, lập đề án phát triển sản phẩm CN-TTCN nông thôn. Mức hỗ trợ 70% kinh phí, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng cho mỗi Đề án theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.5. Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm có giá trị kinh tế.

- Các cơ sở sản xuất thực hiện đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa), kiểm tra và công bố chất lượng sản phẩm, … được hỗ trợ 50% chi phí đăng ký, kiểm tra.

- Các cơ sở sản xuất thực hiện thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm có giá trị kinh tế (sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm phục vụ du lịch hoặc sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương…) được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 50 triệu đồng cho 1 loại sản phẩm mới. Nội dung chi phí gồm: nghiên cứu, khảo sát thị trường; thuê chuyên gia kỹ thuật thiết kế, chế tạo; chi phí sản xuất thử.

3.Thời gian triển khai thực hiện:

- Tiếp nhận phiếu đăng ký thực hiện đề án khuyến công năm 2016 từ ngày 01/11/2015 – 15/12/2015;

- Khảo sát các cơ sở đăng ký đề án: Từ 20/12/2015 – 31/12/2015;

- Tổng hợp danh mục, xin ý kiến của lãnh đạo UBND thị xã: Từ 01/01/2016 - 10/01/2016;

- Hướng dẫn các cơ sở lập đề án, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và nộp cho phòng Kinh tế: Từ 10/01/2016 – 10/02/2016;

- Thẩm định các đề án: Từ ngày 15/02/2016 - 29/02/2016;

- Quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án: 10/3/2016 – 20/3/2016;

- Triển khai thực hiện và nghiệm thu đề án (Tùy theo thời gian thực hiện từng đề án cụ thể): Từ 25/3/2016 – 30/11/2016.

 

Thanh Vân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.565.894
Truy câp hiện tại 3.614