Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Thị xã Hương Trà sau năm năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2010 - 2015)
Ngày cập nhật 12/11/2015

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), một trong bốn giải pháp lớn về xây dựng và phát triển văn hóa, đó là: Mở rộng cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước, thi đua yêu nước và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa…”. Đến Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, một trong năm quan điểm mang tầm chiến lược đó là: Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò gia đình, cộng đồng; phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

Năm năm qua, Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy đã chủ động, tích cực lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội từ thị xã đến cơ sở triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của các cấp liên quan đến xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam. Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nội dung và tinh thần các Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, tiếp tục có những chuyển biến tích cực; các phong trào, cuộc vận động đã thực sự lan tỏa rộng khắp và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Sau khi tổng kết phong “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 1998 - 2010, Ban chỉ đạo và Ban vận động các cấp từ thị xã đến cơ sở đã thẳng thắn nhìn thẳng vào những khuyết điểm, hạn chế trong việc triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động của giai đoạn 1998 - 2010 đó là: Chất lượng phong trào chưa đồng đều, tính bền vững chưa cao, nhiều đơn vị làng, thôn, tổ dân phố sau khi được công nhận vẫn để xảy ra tệ nạn xã hội, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật của một số người dân, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới, chính sách dân số..., nhưng chưa có giải pháp tích cực để khắc phục, dẫn đến chất lượng và hiệu quả phong trào ở một số nơi chưa cao, còn lúng túng trong việc đăng ký và công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Ở một số địa phương, sự phối hợp giữa các ban, ngành và đoàn thể chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ và thống nhất; công tác sơ, tổng kết phong trào ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, do vậy việc rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp để thúc đẩy phong trào thiếu kịp thời Từ đó để đưa ra các giải pháp cho giai đoạn 2010 - 2015 và tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhằm xây dựng và phát triển phong trào, cuộc vận động một cách toàn diện, thực sự đi vào chiều sâu. Tiếp tục triển khai thực hiện phong trào đạt được nhiều kết quả, cụ thể:

 Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân  thị xã quan tâm bố trí ngân sách cho việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo định mức quy định, ngoài ra đã hỗ trợ một phần ngân sách để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho một số phường, xã: Tứ Hạ, Hương Bình, Hương Vinh… Đồng thời, đã huy động được sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân để xây dựng cổng chào, đường làng, ngõ xóm, nhà sinh hoạt cộng đồng; đến nay trên địa bàn toàn thị xã có 134/161 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 83,2%), 03 xã có nhà văn hóa, 14/16 xã, phường có điểm bưu điện văn hóa xã; 50 sân cầu lông ngoài trời, 11 sân cầu lông trong nhà, 01 sân quần vợt, 07 nhà tập thể thao trong đó có 03 nhà tập do tư nhân xây dựng, hơn 20 sân bóng chuyền, những thiết chế văn hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận các tầng lớp nhân dân, khơi dậy và duy trì được phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác hồ vĩ đại.

Bằng nhiều nội dung và hình thức, công tác tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, nhất là tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quy ước thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp để lồng ghép, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh với các chuyên đề như “Xây dựng Nông thôn mới”; “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn”, chuyên mục “Người tốt việc tốt”… tuyên truyền trên hệ thống pa nô áp phích và cổng chào… đã góp phần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm xã hội gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chung sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn, thực hiện tốt Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng lành mạnh, phát triển đúng định hướng có sự lồng ghép những nội dung có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với  yêu cầu đặt ra nhằm xây dựng nền tảng tinh thần xã hội lành mạnh, phong phú. Các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi và xóa bỏ. Hầu hết các xã, phường đều có tủ sách pháp luật, các thôn, tổ dân phố đều có tổ hòa giải, đã tổ chức hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, khiếu kiện trong nhân dân, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác “Phòng chống bạo lực gia đình”, dân số - kế hoạch hóa gia đình được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm hưởng ứng.

Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã dần mang tính bền vững và nâng lên tầm cao mới để phù hợp với thực tiễn phát triển  kinh tế - xã hội hiện nay và đã nâng cao chất lượng phong trào bằng hệ thống các chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đó là nâng tỷ lệ làng, thôn, tổ dân phố văn hóa từ 89% lên 95% đến năm 2015; 86% gia đình được công nhận Gia đình văn hóa lên 92% năm 2015; 87 gia đình văn hóa tiêu biểu được tuyên dương, trong đó có 16 gia đình tiêu biểu tham dự Hội nghị biểu dương cấp tỉnh và 01 gia đình tham dự Hội nghị biểu dương toàn quốc. 161/161 làng, thôn, tổ dân phố trên địa bàn thị xã đăng ký và đã được công nhận đạt chuẩn văn hóa (đạt 100%), trong đó 29 đơn vị được công nhận danh hiệu đơn vị văn hóa 12 năm liên tục, điển hình như: các Tổ dân phố 1 đến  9 phường Tứ Hạ; tổ dân phố 1, 2, 6, 8 phường Hương Vân; tổ dân phố 1 đến 8, và tổ 11, 13 phường Hương Văn; tổ dân phố 9 phường Hương An; tổ dân phố 7 phường Hương Hồ, Làng La Khê xã Hương Vinh, thôn Thai Dương Hạ 1, 2, 3; Thai Dương Thượng 1, 2 xã Hải Dương. Phong trào xây dựng cơ quan công sở văn hóa đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị; xây dựng tổ chức Đảng và đoàn thể vững mạnh; phát huy tối đa các nhân tố tích cực, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ luôn có tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động cao. Góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong lực lượng cán bộ công chức và công nhân viên chức lao động; phong trào xây dựng cơ quan văn hóa đã tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động công vụ, chế độ công vụ, góp phần thực hiện cải cách hành chính; xây dựng cơ quan từng bước hiện đại, văn minh công sở. Đã có 105/114 cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký xây dựng cơ quan văn hóa (đạt 92,1%), trong đó có 103/105 cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa lần đầu (đạt tỷ lệ 98,1%); 77/103 cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận duy trì giữ vững danh hiệu văn hóa 3 năm trở lên và đang đề nghị tỉnh công nhận giai đoạn 5 năm cho 31 đơn vị.

Thực hiện Thông tư 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và Thông tư 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; Ban chỉ đạo đã triển khai thực hiện ở 04 xã, phường Hương Bình, Hương Vinh, Tứ Hạ và Hương An; đến nay, xã Hương Bình đã đạt 16/21 tiêu chí, Hương Vinh đạt 15/21 tiêu chí,  Tứ Hạ đạt 21/24 tiêu chí,  Hương An đạt 20/24 tiêu chí.

Các hoạt động nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường được các cấp, các ngành tham gia có hiệu quả, 15/16 xã, phường có mô hình xử lý và thu gom rác thải, mô hình xây dựng tuyến đường xanh, sạch, đẹp đã được triển khai trên diện rộng trong toàn thị xã do các chi hội của các đoàn thể đảm nhiệm. Cơ sở hạ tầng và thiết chế đô thị và nông thôn từng bước được đầu tư đồng bộ như điện chiếu sáng, công trình công cộng, nước sạch và vệ sinh môi trường, hạ tầng giao thông đô thị và nông thôn được đầu tư và mở rộng theo hướng đạt chuẩn. Đã có 94 tuyến đường được đặt tên thuộc 07 phường, công nhận 20 tuyến phố đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn thị xã theo Quyết định số 1369/QĐ-UBND, ngày 31/12/2013 của UBND thị xã Hương Trà. Trong 2 năm qua tổng mức đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn ước đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

Phong trào thi đua xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trên toàn địa bàn thị xã tiếp tục được duy trì, tạo chuyển biến tích cực ở mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, đoàn thể, điển hình như: phong trào “Người tốt, việc tốt”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Dạy tốt học tốt”, “Rèn luyện Y đức”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thanh niên làm theo lời Bác”, “Học tập, lao động sáng tạo” được phát huy, nhất là trong đội ngũ trí thức, công nhân lao động, góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong những năm qua đã có nhiều đề tài sáng kiến, giải pháp, sáng kiến kỹ thuật được áp dụng vào công tác, sản xuất, kinh doanh. Hằng năm các cơ quan đơn vị đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong công nhân, viên chức lao động, huy động nguồn lực trí tuệ phục vụ cho công tác, lao động, sản xuất vì mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thị xã đến cơ sở đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Thông qua cuộc vận động, Mặt trận và các đoàn thể đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện giám sát ngày càng tốt hơn các hoạt động quản lý điều hành của chính quyền các cấp và các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở cơ sở, thông qua hoạt động giám sát đã phản ánh một cách kịp thời các tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Các mô hình như “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “ An toàn về an ninh trật tự” và mô hình “Tự quản” đã góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh nông thôn; đã vận động nhân dân hiến 59.731m2 đất, 700m tường rào, đóng góp hơn 06 tỷ đồng, 5.870 ngày công làm đường giao thông, kênh mương nội đồng và các công trình phúc lợi khác. Triển khai tốt cuộc vận động “Tết vì người nghèo”, từ năm 2010 đến năm 2015 đã tặng 50.169 suất quà cho đối tượng chính sách xã hội với tổng trị giá 10.363.750.000 đồng. Vận động tháng cao điểm ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” được 8.033 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ chính sách xây dựng, sửa chữa nhà ở. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,49%.

Đạt được những kết quả nêu trên phải khẳng định rằng đã có sự lãnh đạo sâu sát của cấp ủy các cấp, sự quản lý điều hành của chính quyền, nhất là cấp ủy cơ sở thể hiện rõ vai trò chỉ đạo, có định hướng đúng đắn, có giải pháp tích cực phù hợp để chỉ đạo hệ thống chính trị phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ, xem phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy, chính quyền địa phương; đồng thời khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác vận động của các Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Thực hiện phong trào là điều kiện tốt để phát huy dân chủ trong mọi tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình phát triển của xã hội, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương và thực hiện trách nhiệm của mình đối với địa phương theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó tập hợp, đoàn kết, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đã đưa Nghị quyết của Đảng thực sự đi vào đời sống xã hội.

 

Mai Thanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.538.235
Truy câp hiện tại 5.770