Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu
Ngày cập nhật 24/06/2016

Vụ Hè Thu 2016, kế hoạch gieo cấy trên địa bàn thị xã 3.000ha, đến nay đã gieo cấy cơ bản xong. Cơ cấu các giống lúa chủ yếu ngắn ngày và cực ngắn như Khang dân, HT1, TH5, IRI352, TH5, ĐV108...  Hiện nay một số diện tích trà đầu đang chăm sóc, nhìn chung lúa sinh trưởng phát triển khá tốt. Qua báo cáo của các cơ quan chuyên môn, trên lúa gieo sạ có ốc bưu vàng gây hại khá phổ biến trên 400 ha, trong đó mức độ trung bình và nặng 200 ha tập trung các ruộng thấp trũng ở các HTX (Hợp tác xã) Đông Toàn, Tây Toàn, Phú Ốc, Văn Xá Đông, Đông Xuân, Tây Xuân, Thanh Phước,... và gây hại nặng hơn so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra có sâu cuốn lá nhỏ, chuột, bọ trĩ gây hại rải rác.

Để chủ động trong công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa trong thời gian tới, UBND thị xã yêu cầu lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, chủ tịch UBND các phường, xã và các Giám đốc HTX nông nghiệp thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với UBND các xã, phường, các HTXNN:

- Kiểm tra tình hình sinh trưởng phát triển của lúa đã gieo cấy để chăm sóc, bón phân đúng lúc, đầy đủ, cân đối phù hợp để lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

- Tăng cường công tác điều tra, giám sát đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp. Cụ thể cần quan tâm một số đối tượng sau:

* Đối với ốc bươu vàng:

- Giữ mực nước trong ruộng phù hợp, nhất là khi cây lúa còn nhỏ ốc dễ gây hại, nên điều chỉnh mực nước 2- 3cm để hạn chế sự di chuyển của ốc sang nơi khác.

- Ngay sau khi gieo sạ cần kiểm tra để xử lý ốc kịp thời. Những ruộng có mật độ ốc cao, nên sử dụng các loại thuốc như Viniclo 700WP, Pazol 700WP, Dioto 830WG, Tung sai 700WP,… để phun trừ. Lưu ý không sử dụng thuốc này cho những ruộng có nuôi cá, tốt nhất là xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt.

* Đối với chuột:

- Phát động phong trào diệt chuột đồng loạt, tập trung bằng các biện pháp tổng hợp như đào hang, đổ nước, hun khói, soi đèn,… kết hợp với bẫy bán nguyệt, bẫy lồng sập, bẫy dính,…và đặt ở nơi thường có chuột qua lại.

- Phát quang cỏ bờ, bụi rậm để giảm nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học ít ảnh hưởng đến môi trường như: Racumin 0,75TP, Klerat 0,05%, Storm 0,005%, Rat-kill 2%, Musal 0,005WB,… Hạn chế các loại thuốc có độ độc cao như Fokeba 20%, Zinphos 20% và tuyệt đối không sử dụng điện để đánh bắt chuột.

2. Đối với Phòng Kinh tế, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông lâm ngư:

- Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến khí hậu thời tiết, nắm chắc quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại, tăng cường điều tra, dự tính dự báo, kiểm tra đồng ruộng, nhất là những vùng thường xuất hiện ổ dịch để có biện pháp phòng trừ kịp thời; lưu ý các đối tượng như rầy nâu, bệnh khô vằn, lem lép hạt…

- Tăng cường giám sát đồng ruộng, điều tra dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh kịp thời, chính xác và phối hợp với các địa phương để thông báo, hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.549.732
Truy câp hiện tại 7.198