Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả có múi
Ngày cập nhật 24/06/2016

Qua điều tra theo dõi định kỳ sâu bệnh trên cây ăn quả có múi (bưởi, thanh trà, cam, quýt...) của Trạm Trồng trọt- Bảo vệ thưc vật (BVTV), hiện nay cây trong giai đoạn phát triển quả, một số vườn có tỷ lệ rụng quả khá cao, nguyên nhân chủ yếu do nắng hạn, đồng thời khâu chăm sóc bón phân, tưới nước còn hạn chế, đa số không thực hiện. Ngoài ra, có một số sâu bệnh gây hại như: bệnh chảy gôm gây hại rải rác trên những vườn cây lâu năm, già cỗi, nhện nhỏ gây nám trái gây hại khá phổ biến; sâu vẽ bùa gây hại cục bộ trên lá non; bệnh muội đen, bệnh vàng lá gân xanh, sâu đục cành, đục thân gây hại rãi rác....

Thời gian tới thời tiết có khả năng tiếp tục nắng hạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch hại tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt các vườn chăm sóc làm cỏ kém, thiếu nước tưới, bón phân không đúng quy trình, không phòng trừ triệt để các sâu bệnh trên cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém năng suất sẽ giảm.

Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế lây lan và thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Trạm trồng trọt- BVTV hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc, phòng trừ như sau:

1. Chăm sóc bón phân:

- Làm sạch cỏ dại.

- Bón phân: Hiện nay cây đang giai đoạn phát triển quả nên rất cần dinh dưỡng. Tùy thuộc vào tuổi cây, số lượng trên cây quả trên cây để bón đủ lượng phân, giai đoạn này là thời điểm bón phân đợt 4 trước thu hoạch 2 tháng, trung bình bón khoảng 0,4-0,5 kga Ure + 0,5-08kga Kali/cây.

- Hiện nay thời tiết đang mùa nắng nóng nên cần tưới đủ nước để tạo điều kiện để cho cây hấp thu dinh dưỡng đồng thời hạn chế rụng trái.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bênh:

a. Nhện nhỏ (nhện trắng, nhện vàng, nhện đỏ)

+ Triệu chứng: các loại nhện này mắt thường rất khó thấy. Chúng chích hút nhựa trên vỏ trái làm trái  bị rám (nám), méo mó, nếu bị nặng trà sẽ rụng                

Nhện vàng, nhện đỏ

  + Biện pháp xử lý:

Bón phân đúng quy trình, tưới nước đủ ẩm, nếu có điều kiện dùng vòi có áp suất phun vào trái để rửa nện. Khi thấy hiện tượng traí bị rám nên phun một trong các thuốc sau: Comite 73EC, Ortus 5SC, Danitol 10EC. Phun ướt đều lá và trái.

b. Sâu vẽ bùa:

+ Triệu chứng gây hại:

Trưởng thành là loài bướm rất nhỏ, cánh màu vàng nhạt và nhiều đốm đen nhỏ. Bướm đẻ trứng rải rác trên các đọt non vào ban đêm trứng nở thành sâu non rồi đục vào ăn thịt lá dưới lớp biểu bì của phiến lá tạo thành các đường hầm ngoằn nghèo, lá non bị hại kém phát triển cong queo, giảm khả năng quang hợp cây sinh trưởng chậm

+ Biện pháp phòng trừ:

Các vườn cây đang ra lộc non nên sử dụng một số loại thuốc như Ammate, Virtako, Map-winer,... phun phòng trừ khi lộc non dài 1-2 cm hoặc thấy triệu chứng đầu tiên gây hại của sâu.

c. Bệnh chảy gôm:

+ Triệu chứng và khả năng gây hại:

Cây bị bệnh trên cành và thân có nhựa chảy ra, phần thân và rễ dưới mặt đất bị bệnh sẽ khô và thối, cây bị bệnh nhẹ sẽ giảm năng suất, nếu bị nặng cành khô và cây chết

+ Biện pháp phòng trừ:

- Vườn cây phải thoát nước tốt sau khi có mưa to. Quét nước vôi ở phần thân và những cành cây ở mặt đất, nhất là trước múa mưa.          

- Khi cây bị bệnh, dùng dao cạo sạch vết bệnh đến phần vỏ tươi và dùng một trong các thuốc như Aliette, Ridomil Gold, Vimonyl,... hòa nước bôi vào vết thương, bôi 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

- Dùng Agrifos 400 pha nồng độ: 1 lít thuốc/1 lít nước tiêm vào thân cây. Dùng khoan với mũi khoan có đường kính 6mm, khoan trên thân ở độ sâu 2-3 cm, độ cao cách mặt đất từ 40-50cm (đường kính thân > 10 cm). Liều lương tiêm 30ml dung dịch thuốc đã pha/xilanh tiêm, tiêm 2 lần cách nhau 30 ngày.

Các đối tượng khác như bệnh vàng lá greenning, rệp muội, sâu đục thân, đục cành... thường xuyên theo dõi để phòng trừ, nhất là khi cây ra lộc non.

Thanh vân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.594.467
Truy câp hiện tại 799