Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Hội nghị triển khai một số Quy định về thừa kế và một số quy định mới Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật tổ chức chính quyền địa phương
Ngày cập nhật 28/06/2016

Ngày 23 tháng 6 năm 2016,  UBND thị xã Hương Trà phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai một số Quy định về thừa kế và một số quy định mới quan trọng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Tham dự hội nghị có khoảng 57 cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở 16 xã, phường gồm Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Thành viên Ban công tác Mặt trận, Tuyên truyền viên pháp luật và Hoà giải viên ở cơ sở.

Tại Hội nghị, báo cáo viên triên khai một số Quy định về thừa kế và một số điểm mới trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như bổ sung quy định việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia si sản.

- Về thời hiệu thừa kế, Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định mới cụ thể như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Những nội dung mới đáng chú ý trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương là: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính đều phải có HĐND và UBND; chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã; chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính theo hướng chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, giảm dần xuống ở cấp huyện đến cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của chính quyền đô thị thể hiện sự khác biệt với chính quyền nông thôn; HĐND cấp tỉnh được bầu từ 50 đến 95 đại biểu (tăng 10 đại biểu so với trước đây), HĐND cấp huyện được bầu từ 30 đến 40 đại biểu, HĐND cấp xã được bầu từ 15 đến 35 đại biểu; thay chức danh Ủy viên thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện bằng chức danh Phó Chủ tịch HĐND; Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch, các Ủy viên là Trưởng các Ban và Chánh Văn phòng của HĐND tỉnh; Chánh Văn phòng HĐND tỉnh phải là đại biểu HĐND tỉnh và được HĐND cấp tỉnh bầu; Thường trực HĐND cấp huyện gồm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch, các Ủy viên là Trưởng các Ban của HĐND cấp huyện; Thường trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND; HĐND cấp xã có 2 Ban là Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.  

Qua Hội nghị đã góp phần nâng cao năng lực đội ngũ những người trực tiếp làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ trên địa bàn thị xã Hương Trà.

Trọng Quốc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 4.420