Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Chăm sóc, phòng trừ bệnh hại sen
Ngày cập nhật 12/04/2024

Năm 2024, diện tích sen trên toàn thị xã khoảng 40ha tập trung ở các xã Hương Toàn, phường Hương Chữ,  phường Hương Xuân, phường Hương Vân, phường Hương Văn. Hiện cây sen đang giai đoạn phát triển thân lá, một số diện tích trồng sớm đã ra hoa.

Trong điều kiện thời tiết bắt đầu nắng nóng như hiện nay, bà con tăng cường chăm sóc bón phân thúc cân đối, đầy đủ, đảm bảo theo đúng quy trình, tùy theo tình hình ruộng sen và chân đất để điều chỉnh lượng phân cho phù hợp theo từng giai đoạn.

Quy trình bón thúc (tính cho 01 sào 500m2) như sau:

* Đối với phân đơn:

+ Bón thúc lần 1(20-30 ngày sau trồng): 4 kg urê  bằng cách vãi đều xung quanh cây con.

+ Bón thúc lần 2 (50- 60 ngày sau trồng): 3 kg urê +4 kg Kali clorua.

+ Bón thúc lần 3 (75-85 ngày sau trồng): 3 kg urê

Hoặc dùng phân hổn hợp NPK 16-16-8+13S để bón:

+ Thúc 1 (20-30 ngày sau trồng): 8-10kg  NPK 16-16-8+13S

+ Thúc 2 (50- 60 ngày sau trồng): 6-8kg  NPK 16-16-8+13S

+ Thúc 3 (75-85 ngày sau trồng): 4-6kg NPK 16-16-8+13S

* Tăng cường theo dõi kiểm tra phòng trừ một số sâu bệnh đang phát triển gây hại để hạn chế lây lan.

+ Sâu ăn lá (sâu khoang, sâu róm…): Thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Dùng thuốc hóa học phòng trừ có hoạt chất Spinetoram (Radiant 60SC…), Diafenthiuron (Pegasus 500SC…), vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bicilus 18WP...),... khi mật độ sâu khoảng >20 con/m.2

Bệnh đốm lá do nấm Curvularia pandanicola: Thường xuất hiện khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm, bệnh gây hại nặng giai đoạn ra lộc non và nụ hoa. Phun phòng trừ bệnh khi mới xuất hiện, trước khi phun tháo rút nước cạn sử dụng thuốc ngừa bằng những loại thuốc có hoạt chất như Mancozeb (Mancozeb 80WP,...), Metalaxyl (Mataxyl 500WP,...), Fosetyl Aluminium (Aliet 800WP,…) sau 3 ngày cho nước vào ruộng trở lại.

+ Bệnh thối rễ, củ do nấm Fusarium sp. và Pythium sp: Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường phát sinh gây hại khi nhiệt độ cao, ít mưa. Phun trừ bệnh mới chớm xuất hiện bằng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Mancozeb (Mancozeb 80WP,...), Metalaxyl (Mataxyl 500WP,...), Fosetyl Aluminium (Aliet 800WP,…). Sau 3 ngày phun thuốc nếu bệnh ngừng phát triển đưa nước vào ruộng (mực nước 2/3 chiều cao cây sen) và chăm sóc, tăng cường bón thêm phân kaliclorua để cây hồi phục và phát triển. Nếu bệnh nặng cần luân canh cây trồng khác như lúa để cắt đứt nguồn bệnh.

+ Bệnh thối đen cổ lá, hoa... do nấm Lasiodiplodia theobromae gây ra: Khi phát hiện bệnh phát sinh gây hại, phun trừ bằng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Thiabendazole, cyflufenamid + difenoconazole…. Chú ý vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, dọn sạch tàn tư cây bệnh. Nếu bệnh gây hại nặng cần luân canh với cây trồng khác như cây lúa... để cắt đứt nguồn bệnh

+ Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp: Thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, bệnh gây các bộ phân cây sen như lá, bông, hạt. Nấm bệnh gây hại trên lá và bông khi còn dưới mặt nước nên khi nhô ra khỏi mặt nước bệnh đã làm thối lá hoặc bông. Phun phòng trừ bệnh khi mới xuất hiện bằng những loại thuốc có hoạt chất đặc trị như: Azoxystrobin( MapHero 340WP, Amistra 250SC,…), trước khi phun tháo rút nước cạn, sau 3 ngày cho nước vào ruộng trở lại.

+ Chuột: Thuộc bộ gặm nhấm thích mài răng, thường gây hại khi cây sen bắt đầu ra gương. Sử dụng các biện pháp vật lý, cơ học như đào bắt, bẫy kẹp, bẫy lồng,… để bảo vệ sen.

Ngoài ra, cần theo dõi thường xuyên đồng ruộng để phát hiện các đối tượng gây hại khác như nhện đỏ, dòi đục lá, bọ xít, rầy xanh, … để xử lý phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Liều lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo ghi trên bao bì. Trong điều kiện thuận tiện trước khi phun tháo cạn nước trong ruộng, pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc để tăng khả năng bám dính của thuốc trên thân và lá của cây sen.

Bá Phú - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.551.903
Truy câp hiện tại 446