Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông lúa
Ngày cập nhật 17/04/2024

Đạo ôn cổ bông là loại bệnh rất nguy hiểm trên cây lúa và tùy mức độ gây bệnh có thể ảnh hưởng đến năng suất.

Bệnh đạo ôn cổ bông do nấm bệnh gây ra, trên đốt thân và cổ bông vết bệnh màu đen hoặc xám đồng hơi lõm xuống làm cho bông lúa bị gãy gục gây bông bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gãy cổ bông, ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy cần phải chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn một cách có hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.

Bệnh thường hay phát sinh gây hại khi ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp từ 25 - 280C, ban đêm có sương mù. Ruộng gieo trồng giống dễ nhiễm hoặc bón thừa đạm thường bị nặng hơn so ruộng bón phân cân đối.

Biện pháp phòng trừ:

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông thì phương châm phòng là chính.

Những thửa ruộng đã bị nhiễm bệnh đạo ôn trên lá cần được phun thuốc phòng trừ đạo ôn cổ bông.

Phun phòng bệnh  đạo ôn cổ bông trên tất cả các giống khi lúa chạy vè thưa (trổ 3-5%) và phun lần 2 khi lúa vừa trổ xong (sau lần một khoảng 5-7 ngày) bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Fuji-one 40EC, Vibimzol 75WP, BemGreen 750WP,…. Cách pha chế, liều lượng phun cho một sào thực hiện đúng hướng dẫn có ghi ở ngoài vỏ bao bì, nhãn mác.

Cách phun thuốc: Nên phun xuôi theo chiều gió vào sáng sớm và chiều mát, tránh phun khi lúa trỗ bông, phơi màu. Sau phun thuốc gặp mưa rào cần phải phun lại.

Lưu ý: Khi các ruộng lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông, phải giữ đủ nước để lúa sinh trưởng bình thường, không bón thêm phân đạm hoặc phun phân bón qua lá. Đặc biệt, khi phun cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sinh trưởng phát triển của lúa, thực hiện phòng, trừ kịp thời, hiệu quả, không để bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng.

Nguyễn Thị Thương - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.551.903
Truy câp hiện tại 2.301