Tìm kiếm thông tin
Đơn vị hỗ trợ
KẾ HOẠCH Chống hạn vụ Hè Thu năm 2022 trên địa bàn thị xã Hương Trà
Ngày cập nhật 28/06/2022

Năm 2022, thị xã Hương Trà có kế hoạch gieo cấy hơn 3350 ha lúa, vụ Đông Xuân thực hiện 1700 ha, Hè Thu gieo cấy 1650 ha và gieo trồng các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày cả năm khoảng 1910 ha.

Để chủ động phòng ngừa, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra; nhằm đảm bảo nguồn nước tưới nhằm sản xuất ngay từ đầu năm 2022. UBND thị xã Hương Trà yêu cầu các đơn vị địa phương phối hợp với Công ty TNHH NN MTV QLKT công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế có giải pháp, phương án để vận hành cấp nước tưới cho đồng ruộng đúng thời vụ như sau:

I. Nhận định thời tiết thủy văn vụ Hè Thu năm 2022 và tình hình nguồn nước

1. Nhận định tình hình thời tiết

* Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia:

- Nhiệt độ và nắng nóng:

Khu vực Trung Bộ tháng 6 và tháng 11/2022 thấp hơn khoảng 0,50C so với TBNN; từ tháng 7-10/2022 cao hơn từ 0,5-1,00C so với TBNN, riêng Bắc Trung Bộ trong tháng 7 và tháng 10/2022 phổ biến xấp xỉ so với TBNN.
Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. KKL có khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11/2022.

- Lượng mưa:

Tháng 6/2022, các tỉnh từ Quảng Bình - Khánh Hòa phổ biến cao hơn từ 10-25% so với TBNN, khu vực khác lượng mưa xấp xỉ với TBNN. Từ tháng 7-8/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN; tháng 9/2022 TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN. Tháng 10/2022, TLM phổ biến cao hơn từ 15-40% so với TBNN. Tháng 11/2022 tại khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, TLM phổ biến cao hơn từ 15-35% so với TBNN cùng thời kỳ.

- Thủy văn Trung Bộ:

Từ tháng 6 đến tháng 11/2022, trên các sông ở Trung Bộ xuất hiện các đợt lũ. Đỉnh lũ tại hạ lưu các sông chính ở Bắc Trung Bộ ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất. Lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 15-40%, có sông thấp hơn trên 50%.

2. Tình hình nguồn nước

2.1. Các sông chính

Nguồn nước để chống hạn hiện nay bao gồm lượng nước đến từ Sông Hương, Sông Bồ và nguồn nước hiện có của các nhà máy Thủy Điện đầu nguồn phát điện xả nước về hạ lưu các sông được điều tiết qua đập Thảo Long và một số cống trên Đê I Co để phục vụ cho các trạm bơm điện, bơm dầu vận hành cấp nước.

Tình hình nguồn nước của hồ thủy điện đầu nguồn: (Số liệu cập nhật từ các Nhà máy Thủy điện).

 

TT

Nội dung

Tả Trạch

- MNC: 23 m; Wc: 72,6  tr m3

Bình Điền

 - MNC: 53 m; Wc: 79,29  tr m3

Hương Điền - MNC: 46 m; Wc: 469,86  tr m3

1

Hiện tại lúc 07 h, 15/6/2022

 

 

 

 

- Mực nước (m)

+39,00

+66,88

+52,75

 

- Dung tích hữu ích (triệu m3)

261,11

106,84

183,9

2.2. Các hồ chứa thủy lợi:

Công ty TNHH NN MTV QLKT công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế đang quản lý 01 hồ chứa nước lớn, mực nước và dung tích hữu ích hiện tại (7h, ngày 15/6/2022) so với cùng kỳ các năm đều cao hơn; cụ thể mực nước cùng kỳ qua các năm:

Tên hồ

Hiện tại

15/6/2022

Cùng kỳ các năm

2021

2020

2019

Thọ Sơn

18,58 (m)

16,83 (m)

14,07 (m)

15,17 (m)

- Hồ Thọ Sơn: cao trình +18,58m, ứng với 4,48 triệu m3.

 (Số liệu Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL TT-Huế cung cấp)

3. Cân đối nguồn nước

Đối với các trạm bơm động lực lấy nước từ hói 7 xã, Sông Hương, Sông Bồ để cấp nước tưới sẽ có khả năng đủ nguồn đảm bảo (hiện nay mức nước trong các hồ đều cao hơn theo quy định) thông qua điều tiết hợp lý Nhà máy thủy điện Hương Điền, Bình Điền, hồ Tả Trạch và công trình đập Thảo Long;

Đối với diện tích tưới tự chảy từ hồ chứa Thọ Sơn (giả định lượng mưa bổ sung trong kỳ bằng lượng bốc hơi): Tổng lượng nước hiện có trong hồ đảm bảo cấp đủ cho diện tích Công ty TNHH NN MTV QLKT công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế đã ký hợp đồng vụ Hè Thu 2022, số liệu cụ thể qua bảng sau:

 

Tên hồ

Đầu vụ HT 2022

BQ sử dụng (m3/ha) của HT 2021

Diện tích cấp nước đảm bảo (ha)

Diện tích HĐ vụ Hè Thu 2022 (ha)

Chênh lệch DT nguồn đảm bảo so HĐ (ha)

Mực nước (m)

Dung tích hữu ích (tr.m3)

A

B

1

2

3=1/2

4

5=3-4

 Thọ Sơn

+18,58

4,480

13.860

323

193

130

II. Giải pháp, phương án phòng chống hạn hè thu 2022

Để chủ động ứng phó với hạn hán và nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do hạn hán gây ra với phương châm “ phòng là chính, chống phải kịp thời“, đồng thời yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

1. Giải pháp thông tin tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân nắm rõ tình hình diễn biến thời tiết khô hạn, khả năng thiếu nước vào mùa khô, từ đó nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm và chủ động trong việc phòng chống hạn để giảm nhẹ thiệt hại về vật chất khi hạn hán xảy ra; tận dụng tối đa nguồn nước từ các suối, khe, lạch, hồ… chủ động làm đất ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ Đông Xuân, tránh để đất phơi khô làm tăng nhu cầu cấp nước đổ ải cho đầu vụ Hè Thu.

- Vận động nhân dân tham gia làm công tác thủy lợi: Bảo vệ công trình đầu mối, tham gia nạo vét phát dọn kênh mương…

2. Giải pháp quản lý vận hành công trình

- Các đơn vị, tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi thường xuyên cử cán bộ để kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình thủy lợi, báo cáo kịp thời về các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý khắc phục; theo dõi mực nước hồ chứa trên địa bàn để chủ động có phương án điều tiết hợp lý, tiết kiệm nước.

- Quản lý chặt chẽ cống lấy nước tại công trình đầu mối, các công trình tưới đảm bảo không để rò rỉ lãng phí nước, đáp ứng đủ nước tưới.

- Xây dựng kế hoạch cấp nước tưới cụ thể theo lịch của từng vùng; thực hiện kỹ thuật tưới khoa học, tưới luân phiên; tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới trước, khu trũng tưới sau.

- Khi mực nước các sông xuống thấp thì cần phải có kế hoạch lấy nước luân phiên cho các trạm bơm ở các hói nhằm hạn chế sự thiếu hụt nguồn nước trên hói do các trạm bơm cùng bơm một thời điểm; tăng cường kiểm tra việc điều hành và phân phối nước tưới cho hợp lý giữa các vùng hưởng lợi, đảm bảo an ninh, trật tự (tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tranh chấp do thiếu nước tưới) và đảm bảo an toàn công trình trong quá trình vận hành. Đông thời phải giữ nước trên các sông, hói nội đồng ở mức cao nhất và các vùng ruộng trũng tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để tưới nước đạt hiệu quả cao nhất nhằm chủ động khi nguồn nước trên sông chính xuống thấp chưa điều tiết bổ sung kịp thời.

- Tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông dòng chảy làm thông thoáng các tuyến kênh, hói… khắc phục những đoạn kênh bị hư hỏng, rò rỉ để chống thất thoát nước.

3. Giải pháp công trình

- Tổ chức kiểm tra, tu sửa cụm đầu mối, tuyến kênh mương đang hoạt động, nhất là các công trình đã xuống cấp, hư hỏng để đảm bảo tránh lãng phí nguồn nước bị thất thoát.

- Nạo vét các tuyến hói, kênh dẫn nước từ các cống vào kênh mương nội đồng, đầu mối trạm bơm tưới và các máy bơm dầu lẻ.

- Tu bổ kênh mương, đặc biệt quan tâm các tuyến kênh bê tông nội đồng đã hư hỏng nặng của các HTX ; tiếp tục triển khai thực hiện các phương án sau:

3.1. Đối với vùng bán sơn địa và đồng bằng: gồm các xã, phường Hương Chữ, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Toàn.

- Diện tích dự kiến gieo trồng lúa vụ Hè Thu là 1609ha, nguồn nước tưới chủ yếu lấy trực tiếp từ Sông Bồ, Sông Hương và gián tiếp qua hói 7 xã và hệ thống hói nội đồng. Các hồ chứa nước và đập dâng chỉ cung cấp đủ nước cho một phần diện tích. Đây là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày của thị xã và cũng chính là vùng có nguy cơ cao về hạn.

- Có phương án lắp đặt trạm bơm (các trạm bơm tăng cường) để tạo nguồn, tưới khi hạn hán nặng xảy ra.

- Tiến hành khảo sát để tiếp tục đào, nạo vét, khơi thông đối với hệ thống hói  7 xã và hói nội đồng chính, mở rộng dòng chảy. Cụ thể trên Hói 7 xã bị bồi lấp, gây tắc nghẽn dòng chảy cục bộ nhiều điểm với chiều dài 04 đoạn khoảng 4.410m gồm:

+ Tại phường Hương Chữ: có 2 đoạn bồi lấp với chiều dài 4.000m gồm: Đoạn 1 từ trạm bơm An Lưu đến trạm bơm Phú An 1 có chiều dài 650m; đoạn 2 từ chùa Phú Ổ đến Ngã Ba Rét (đoạn giáp ranh với phường Hương Xuân) có chiều dài 3.350m.

+ Đoạn qua phường Hương Văn: Từ Ngã Ba Rét (ranh giới giữa phường Hương Chữ với phường Hương Xuân) đến trạm bơm Tây Xuân có chiều dài 410m.

- Các tuyến nhánh của hói 5, hói nội đồng toàn thị xã với chiều dài khoảng 5000m.

3.2. Các xã gò đồi và miền núi: gồm các xã Bình Thành, Bình Tiến, Hương Bình: Đây là khu vực đồi núi, đất canh tác nằm rãi rác, tập trung ven các khe suối và dọc sông Tả Trạch.

- Nguồn nước cung cấp cho vùng này được lấy từ hồ Khe Bội, Khe Râm, đập Trường Phong và các đập dâng nhỏ khác.

- Sửa chữa, nạo vét hệ thống mương và đập dâng bị bồi lắng.

III. Dự trù Khối lượng và kinh phí:  3.045.000.000 (đồng)

Khái toán kinh phí để thực hiện phương án chống hạn vụ Hè Thu năm 2022, chưa tính khối lượng kinh phí do Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế thực hiện.

TT

Hạng mục công việc

Khối lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Đào đắp

(m3)

Điện năng

(Kwh)

Nhiên liệu

(Kg)

1

Nạo vét hói 7 xã và hói nội đồng

26400

 

 

1.695

2

Điện năng (dự kiến tăng thêm)

 

Tạm tính

 

150

3

Dầu (dự kiến tăng thêm)

 

 

Tạm tính

150

4

Sửa chữa, Lắp ráp  máy bơm

 

 

 

50

5

Sửa chữa kênh mương toàn thị xã

 

 

 

1000

 

Tổng cộng

 

 

 

3.045

                   (Bằng chữ: Ba tỷ, không trăm bốn mươi lăm triệu đồng).

IV. Tổ chức thực hiện

1. Đối với phòng Kinh tế

- Tham mưu UBND thị xã Văn bản chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án chống hạn ngay từ vụ.

- Hướng dẫn các địa phương tiến hành nạo vét các sông hói, kênh mương nội đồng, vớt bèo; duy tu, bảo dưỡng nâng cấp sửa chữa các công trình.

2. Đối với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, điều tiết và cân bằng nguồn nước hợp lý và kế hoạch phát điện của các Nhà máy thủy điện nhằm chủ động phòng chống hạn vụ Hè Thu năm 2022; chủ động điều tiết, sử dụng có hiệu quả nguồn nước trên Sông Hương, Sông Bồ nhằm tiết kiệm nước chống hạn cho vụ Hè Thu; vận hành đập Thảo Long theo đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 13/11/2019.

3. Các xã, phường, HTX 

- Phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, phòng Kinh tế để điều hành, điều tiết nguồn nước một cách hợp lý và chấp hành tốt khung lịch thời vụ đã được UBND thị xã quy định.

- Luôn duy trì, tiết kiệm nguồn nước tại các hồ, đập, khe suối trong cuối vụ Đông Xuân để dự phòng nước cho vụ Hè Thu khi hạn hán kéo dài.

- Có phương án đào, nạo vét, vệ sinh và khơi thông một số đoạn cục bộ tuyến hói 7 xã, các tuyến hói nội đồng, các hói liên thôn, tuyến hói Cửa Khâu - Chợ Kệ đảm bảo đủ chiều sâu dẫn nước và thông thoáng; xây dựng kế hoạch quản lý duy trì các trạm bơm hoạt động nhịp nhàng và điều tiết nước trên cùng một hói liên xã hợp lý. Tranh thủ bơm trữ nước vào các ao hồ, hói nội đồng để dự trữ đề phòng cứu hạn và làm tốt công tác thủy lợi nội đồng...

Căn cứ Kế hoạch chống hạn vụ Hè Thu năm 2022, các cơ quan, ban nghành địa phương liên quan chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất trên địa bàn. Trường hợp có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo UBND thị xã (qua phòng Kinh tế) để xin ý kiến chỉ đạo./.

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Văn Phước - Phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.509.039
Truy câp hiện tại 916