Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tăng cường chỉ đạo sản xuất và quản lý các sinh vật gây hại trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2020
Ngày cập nhật 17/01/2020

Thực hiện công văn số 16/TTBVTV-BVTV ngày 10/01/2020 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất và quản lý các đối tượng sinh vật gây hại trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2020, Trung tâm Dịch vụ nông ngiệp đã chỉ đạo cán bộ kiểm tra, nắm tiến độ sản xuất, điều tra sâu bệnh trên các loại cây trồng.

 

Đến nay, lúa đã gieo cấy khoảng 1.850ha (trong đó cấy 74ha), do thời vụ giáp Tết cổ truyền nên đa số các địa phương gieo cấy sớm hơn khung lịch từ 5- 10 ngày; lạc đã gieo 320ha, sắn đã trồng 300ha, rau đã trồng 110ha. Các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa như: ốc bươu vàng gây hại cục bộ trên diện tích gieo sớm, mật độ 3- 5 con/m2, nơi cao 10- 30 con/m2, giai đoạn ốc non; chuột gây hại tỷ lệ hại 1-3%, nơi cao 5- 10%. Tình hình nhiễm mặn ở xã Hải Dương đã làm lúa chết khoảng 6ha, hiện nay bà con đang ủ giống để gieo sạ lại.

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2019- 2020 và hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của thời tiết, sinh vật gây hại, nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý- 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các xã, phường, các HTXNN tập trung chỉ đạo, thực hiện một số giải pháp sau:

1.Đối với cây lúa:

Tiếp tục chỉ đạo gieo cấy hết diện tích theo kế hoạch và đảm bảo khung lịch thời vụ của UBND thị xã.

Chăm sóc, tỉa dặm, bón phân thúc sớm và bón cân đối N: P: K đúng quy trình giúp cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe ngay từ đầu vụ, tăng khả năng chống chịu với sinh vật gây hại, điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Tăng cường thực hiện việc nạo vét, khơi thông dòng chảy các sông, hói, kênh mương nội đồng và đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất vụ Đông Xuân; đối với các vùng nhiễm chua, mặn không được để ruộng khô nước, chua mặn bốc lên bề mặt làm cho lúa chết; đối với các vùng thấp trũng, gia cố hệ thống đê bao và tiêu úng kịp thời nếu có các đợt mưa lớn bất thường xảy ra.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ các đối tượng sinh vật hại kịp thời, nhất là sau khi đưa nước vào ruộng ốc bươu vàng sẽ gây hại, điều chỉnh mực nước trong ruộng hợp lý để hạn chế sự di chuyển của ốc sang nơi khác; những ruộng có mật độ ốc cao, sử dụng các loại thuốc như Viniclo 700WP, Dioto 250EC, Pazol 700WP để phun trừ hoặc dùng Map Passion 10RG trộn với phân để bón thúc. Đối với bệnh đạo ôn lá sẽ xuất hiện và gây hại trên trà lúa gieo sạ sớm, các giống nhiễm bệnh như nếp, Xi23,... giai đoạn đẻ nhánh, theo dõi và phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện để tránh lây lan bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Vibimzol 75WP, Filia 525SE,…chú ý sau các đợt không khí lạnh bệnh sẽ gây hại mạnh.

Đối với chuột, tiếp tục tổ chức đánh bắt bằng mọi biện pháp như sử dụng các loại bẫy lồng, bẫy kẹp kết hợp đặt mồi bã quanh bờ ruộng, đê đập bằng thuốc hóa học như Racumin TP 0.75, Storm 0.005%, Klerat 0.005%,...

2. Đối với cây trồng khác:

Đối với rau màu, tranh thủ thời tiết nắng ấm xuống giống càng sớm càng tốt, các loại cây trồng như sắn, lạc, ngô,... tranh thủ gieo trồng sớm 7- 10 ngày so với khung lịch thời vụ đã được hướng dẫn để tránh nắng hạn cuối vụ, nhất là vùng đất cát cao hạn.

Đối với cây dài ngày như cây ăn quả, hồ tiêu,... tiếp tục chăm sóc, bón phân và tưới nước (nếu nắng hạn) để cây sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa và kết trái thuận lợi.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sâu bệnh và tổ chức phòng trừ kịp thời trên diện hẹp, nhất là sâu keo mùa thu gây hại ngô, bệnh khảm lá sắn, sâu xanh da láng hại hành,...

 

Phước Lễ - TTDVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.525.884
Truy câp hiện tại 12.947