Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý Bèo Tây, Rơm rạ và các phụ phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh
Ngày cập nhật 16/09/2016

Ngày 01-9-2016, tại hội trường UBND xã Hương Phong, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nông dân xã Hương Phong tiến hành hội nghị tập huấn ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý Bèo Tây, Rơm rạ và các phụ phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh.

Tại hội nghị đã được nghe phổ biến và hướng dẫn các quy trình, kỹ thuật ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý Bèo Tây, Rơm rạ và các phụ phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tránh trình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, đặt biệt giảm được nguồn ngân sách chi cho vớt Bèo Tây, Rơm rạ…, trên địa bàn.

Với việc sử dụng chế phẩm sinh học VIXURA để phân hủy phụ phẩm nông nghiệp, chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh được tiến hành  triển khai trong 6 bước:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm các phụ phế nông nghiệp có nguồn gốc từ thực vật đã được cắt nhỏ như rác thải, bèo tây, rơm ra, thân cây xanh,  phân NPK 2KG hoặc phân gia cầm nhằm giúp vi sinh vật có môi trường thuận lợi để phát triển, 2kg chế phẩm VISURA;  

Bước 2: Chọn nơi ủ là những nơi thuận tiện cho việc sử dụng có thể là nền đất hay nền xi măng, khô ráo, lót nền bằng vải nilon, diệc tích từ 3 đến 4 mét vuông; nên rạch rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ, tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới ẩm;

Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ:  Như cuốc, cào, bình ozoa, vật liệu che đậy khi tiến hành ủ;

Bước 4: trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ: Hòa trộn 2kg chế phẩm VIXURA vào 80 đến 100 lít nước, hòa 2 kg phân NPK VÀO 80 đến 10 lít nước, sau đó trộn hai dung dịch lại với nhau, tuy theo lượng nguyên liệu khô hay ước để điều chỉnh lượng nước thích hợp; tiến hành rải một phần nguyên liệu mỗi chiều từ 1,5 đến 2m, độ cao mỗi lớp khoảng 25 cm, sau đó tưới dung dịch nước giữa phân NPK  và chế phẩm sinh học VIXURA vào sao cho nguyên liệu ướt điều, nước không bị ngấm chảy ra xung quang đống ủ là đạt

Bước 5: che phủ vào bảo quản; sau khi ủ song đậy đống ủ bằng bao tải, bạt,..nilon, tốt nhất là nên tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đống ủ, bằng cách che thêm tấm che bằng lá hoạc mái lợp

Bước 6: đảo điều và bỏ xung nước, không khí; sau 7 đến 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn nguyên liệu, nếu thấy nguyên liệu khô thì bổ sung thêm nước,…sau khoảng 28 đến 30 ngày bèo tây, rơm rác,.., bị mùn hóa thành phân bón hữu cơ vi sinh, có thể sử dụng bón cho cây trồng, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đây là mô hình đã được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh áp dụng thành công, bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực.

Kết thúc buổi tập huấn hội nghị cũng đã tiến hành hỗ trợ một số trang thiết bị phục vụ cho việc tiến hành ủ làm phân vi sinh cho đại diện 10 hộ trên địa bàn để triển khai thí điểm, dự kiến Trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá sau thời gian 15 ngày./.

Viết Công (Hương Phong)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.545.109
Truy câp hiện tại 5.444