Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thăm làng Văn hóa Về Nguồn
Ngày cập nhật 20/03/2012

Có thể du khách sẽ ở lại đây suốt một ngày vì say mê. Điều ai cũng công nhận khu du lịch Núi của làng Văn hóa Về Nguồn là một bảo tàng dân tộc học ngoài trời, mang đậm tính văn hóa, lịch sử rất cao. Làng Văn hóa Về Nguồn đã làm phong phú thêm các hình thức du lịch của đất Cố Đô vậy.

Khởi công xây dựng từ tháng 6 nam 2000, đến Festival Huế 2002, làng văn hóa Về Nguồn thuộc Trung tâm nghiên cứu văn học dân gian Huế do ông Mai Khắc Ứng làm giám đốc, đã mở cửa đón những lượt du khách đầu tiên. Mặc dù làng chỉ mới hoàn tất khu du lịch Núi, song đã chứng tỏ được rằng đây là một địa chỉ du lịch rất độc đáo ở Huế.

Làng tọa lạc trên một khoảng đất rộng 7000 mét vuông tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu đi bằng đường sông, du khách tham quan được danh thắng hai bờ sông Hương như Hiếu Lăng, Xương Lăng, Văn Miếu, Võ Miếu. Còn đi bằng đường bộ thì chỉ cách chùa Linh Mụ chừng 5 km. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được rất đúng nghĩa chữ Làng mà khu du lịch này mang tên.
Trong màu xanh điệp trùng của làng quê xứ Huế, làng được bao bọc bởi những lũy tre xanh. Con suối thiên nhiên chảy len lỏi giữa Làng, phân cách một bên là khu Núi, một bên là khu Biển. Làng được đặt tên Về Nguồn, bởi chính ông Mai Khắc Ứng từng phát biểu “Tổ tiên loài người từ trên rừng xuống hay từ dưới biển lên, thì núi sâu và đồng bằng vẫn là nguồn gốc của con người”. Khu Núi được kiến trúc theo kiểu làng cổ của người Cơtu, đaị diện cho cã tộc ít người ở Thừa Thiên Huế. Muốn vào làng, du khách sẽ bước qua một chiếc cổng rất đẹp, có hình ảnh quả bầu Mẹ, tượng trưng cho vũ trụ - sự sống – tình nghĩa. Cổng được trang trí theo motip chim Lạc-bọc trăm trứng, trống đồng, trầu cau. Vào làng, du khách sẽ được đón tiếp theo nghi thức Tamoi (khách), được che đầu bằng tấm zèng kết cườm khá đẹp.

Vào đến trung tâm làng, du khách sẽ được chứng kiến trước ngôi nhà Guol, trên sân lễ quanh cột tế là 16 nam nữ thanh niên Cơtu cùng nhảy múa theo các điệu Yaya (cầu mùa),  Tung Tung (chiến thắng), hợp lại thành điệu Mặt trời Cơtu sinh động. Trong khi xem múa, du khách có thể quan sát cây cột Tế. Cột này nằm ở trung tâm làng, biểu đẹp với tông màu đỏ, màu mặt trời. Thường trong các tế lẽ của người Cơtu, cột lễ chính là nơi buộc con Trâu Tế.

Màn múa chấm dứt. Du khách được mời vào tham quam nhà Guol. Nguyên thủy nhà Guol là nàh đàn ông, dành riêng cho đàn ông trong một làng. Hiện nay là gương mặt và tự hào của người Cơtu. Nhà Guol được lợp bằng các loại lá rừng như lá gồi (lá nón), lá mây. Trong nhà điêu khắc nhiều hình thú vật như chim, gà, trâu, rồng, đồng thời tren nhà treo nhiều mặt nạ và đầu thú. Những hình ảnh này gợi ý niệm hoang dã của sự chiến thắng nhưng rõ hơn hết vẫn là những mong ước được mùa trong săn bắt, hái lượm.aa ăn ngon lành và thú vị, nếu đã đặt ăn trưa hay ăn tối trước. Còn bây giờ hãy cứ tiếp tục đi thăm làng. Đi về phía Tây, gần cuối làng bạn sẽ thấy khu nhà mồ, thế giới của những người Cotu đã khuất. Xin đừng e ngại gì hết, bởi các hài cốt ở nhà mồ Cơtu đều được cải táng sau khi làm lễ bỏ mả. Khu nhà mồ cũng được trang trí và điêu khắc rất đẹp. Nếu thích khám phá, đó cũng là đề tài mỹ học để du khách tha hồ nghiên cứu.

Có thể du khách sẽ ở lại đây suốt một ngày vì say mê. Điều ai cũng công nhận khu du lịch Núi của làng Văn hóa Về Nguồn là một bảo tàng dân tộc học ngoài trời, mang đậm tính văn hóa, lịch sử rất cao. Làng Văn hóa Về Nguồn đã làm phong phú thêm các hình thức du lịch của đất Cố Đô vậy.

 Theo Nhớ Huế tập 17

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 267