Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Cồn Ràng (Yàng) (Di tích Sa Huỳnh)
Ngày cập nhật 21/03/2012

Địa điểm: Thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đây là khu di tích mộ táng thuộc văn hóa Sa Huỳnh được khoa Sử, Trường ĐHTH Huế (nay là đại học Khoa học Huế) phát hiện và thám sát lần đầu vào ngày 28/3/1987. Năm 1992, Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế khai quật lần thứ nhất. Tháng 5/1995, hai cơ quan trên tiến hành khai quật lần thứ hai.

 

Kết quả các lần thám sát cho thấy, địa tầng văn hóa được phân biệt qua ba lớp. Lớp 1 sâu 30-35cm; lớp 2 sâu 30-80cm; lớp 3 sâu 80-120cm.

Đã phát hiện được các di vật: 30 mộ chum, các chum chôn đứng thành từng cụm, khoảng cách giữa các chum không đều nhau. Độ sâu của các chum cũng khác nhau. Chum có hai loại, loại hình trứng và loại hình trụ, kích thước 80-85cm, đường kính miệng 55-60cm. Các chum đều có nắp đậy hình nón cụt hoặc lồng bàn, hiện vật chôn theo cũng không theo một trật tự nào. Phần lớn mộ đều không có dấu hiệu của xương cốt mà chỉ thấy một số mẫu than đen nhỏ. Ngoài mộ chum còn tìm thấy hàng trăm chiếc vò, bình, nồi, đèn, bát, chén bằng gốm; liềm, đục, dáo, dao, rìu bằng sắt và đồ trang sức bằng mã não, thủy tinh.

Qua loại hình mộ, loại hình di vật đối chiếu liên hệ khu mộ Sa Huỳnh ở địa phương lân cận có thể cho rằng Cồn Ràng đã bước vào giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh, cách ngày nay 2000-2500 năm.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 691