Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tăng cường chỉ đạo sản xuất, quản lý và phòng trừ sinh vật gây hại lúa đầu vụ Hè Thu 2020
Ngày cập nhật 14/06/2020

Vụ Hè Thu 2020, kế hoạch diện tích gieo cấy khoảng 3.000 ha lúa, đến nay đã gieo cấy xong, lúa đại trà đang giai đoạn đẻ nhánh, nhìn chung cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa như: ốc bươu vàng mật độ 3- 5 con/m2, nơi cao 10- 30 con/m2; chuột gây hại tỷ lệ 3- 5%, nơi cao 10- 20%; ngoài ra có rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ, bọ phấn gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp.

 

Thực hiện công văn số 215/TTBVTV-BVTV ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Chi cục Tồng trọt và BVTV V/v tăng cường chỉ đạo sản xuất, quản lý và phòng trừ sinh vật gây hại lúa đầu vụ Hè Thu 2020. Để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu 2020 và hạn chế thiệt hại do các đối tượng sinh vật gây hại, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các phường, xã và các HTXNN tập trung chỉ đạo, thực hiện một số biện pháp sau:

1. Hướng dẫn nông dân tỉa dặm đảm bảo mật độ, bón thúc phân đúng thời điểm, cân đối phân đạm- lân- kali, tránh bón thừa đạm, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt hạn chế các đối tượng sinh vật gây hại phát triển, gia tăng mật độ, tỷ lệ hại.

2. Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật về “3 giảm 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),... nhằm tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, hạn chế sinh vật phát triển gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 0- 35 ngày sau khi gieo sạ, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết và phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện công tác diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp như đào hang (sau khi đào xong phải lấp đất lại), đặt bẫy kẹp, đặt mồi bả bằng thuốc hóa học như Racumin 0.75TP, Kletox 200WP, Cat 0.25WP,…  Lưu ý không sử dụng điện để đánh bắt chuột nguy hiểm đến tính mạng con người.

4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đồng ruộng để phát hiện, phòng trừ dịch hại kịp thời trên diện hẹp. Phòng trừ ốc bươu vàng ở trà muộn, những vùng thấp trũng, mật độ ốc cao bằng các loại thuốc như Viniclo 70WP, Pazol 70WP, TRIOC annong 80WP,... Theo dõi rầy các loại để đánh giá mật độ, tuổi phát dục, trường hợp phát hiện mật độ rầy cao bất thường báo về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp để cùng phối hợp, thu mẫu gửi giám định virút gây bệnh lùn sọc đen kịp thời, có biện pháp quản lý ngay từ đầu vụ.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; kiểm tra, quản lý hoạt động buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương./.

 

Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 65