Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn quy trình phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa
Ngày cập nhật 28/06/2020

Theo kết quả thực hiện đề tài ‘Xác định nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt lúa và biện pháp phòng trừ tại tỉnh Thừa Thiên Huế” và Công văn số 244/ TTBVTV-BVTV của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Phòng Kinh tế thị xã hướng dẫn quy trình phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa như sau:

 

1. Thời vụ: Theo khung lịch thời vụ của UBND thị xã Hương Trà (dựa trên cơ sở lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2. Làm đất: Cày lật đất trước khi xuống vụ từ 10-20 ngày để diệt cỏ dại lúa chét, mầm mống sinh vật gây hại, làm đất đúng kỹ thuật.

3. Giống: Sử dụng giống xác nhận (có bao gói, địa chỉ và nguồn giống rõ ràng), lượng giống sử dụng tùy theo chân đất, mùa vụ và loại giống, ngâm ủ đúng quy trình kỹ thuật.

4. Quản lý cỏ dại:

- Vệ sinh đồng ruộng trước khi làm đất.

- Sử dụng thuốc trừ cỏ phải kiểm tra loại cỏ dại và phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng” (Không sử dụng thuốc trừ cỏ giai đoạn lúa đứng cái làm đòng).

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, vệ sinh cỏ dại bờ ruộng hạn chế nơi cư trú của các đối tượng sinh vật gây hại chuyển tiếp xuống ruộng lúa.

5. Phân bón:

5.1.  Phân bón cho 1ha lúa Khang Dân

- Bón lót vôi: 500-600 kg/ha.

- Phân lân: P2O5: 80 kg/ha

- Phân đạm và Kali

Vùng

Vụ

Liều lượng

phân N và K2O (kg/ha)

Sử dụng phân đơn (kg/ha)

Sử dụng phân đơn và phân đa kết hợp (kg/ha)

Vùng đồng bằng

Đông Xuân

N:      120kg

K2O:  90kg

Đạm urê:     260,4

Kaliclorua: 150,3

 

NPK (16:16:8): 500

 Đạm urê:          86,8

 Kaliclorua:       83,5

Hè Thu

N:      110kg

K2O:  80kg

Đạm urê:     238,7

Kaliclorua: 133,6

NPK (16:16:8): 500

 Đạm urê:           65,1

Kaliclorua:         66,8

Vùng ven đầm phá

Đông Xuân

N:     120kg 

K2O: 80kg

Đạm urê:     260,4

Kaliclorua: 133,6

 

NPK (16:16:8): 500

Đạm urê:           86,8

 Kaliclorua:       66,8

Hè Thu

N:     120kg

K2O: 60kg

 

Đạm urê:     260,4

Kaliclorua: 100,2

NPK (16:16:8): 500

 Đạm urê:          86,8

Kaliclorua:        33,4

 

5.2. Đối với các giống lúa khác:

* Căn cứ theo từng chân đất, từng giống điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm và bón đạm muộn.

- Cách bón:

Vụ Đông Xuân: Bón thúc lần 1 (sau sạ khoảng 10-20 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết): 40% N +50% K2O; Bón thúc lần 2 (sau sạ khoảng 35-40 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết): 40% N;  Bón thúc đòng (trước trổ 18-20 ngày): 20% N + 50% K2O.

Vụ Hè Thu: Bón thúc lần 1 (sau sạ khoảng 8-10 ngày tức là lúa 2,5-3 lá, tùy theo điều kiện thời tiết): 40% N + 50% K2O; Bón thúc lần 2 (sau sạ khoảng 20-25 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết): 40% N;  Bón thúc đòng (trước trổ 18-20 ngày): 20% N + 50% K2O.

6. Quản lý nước:

- Điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế cỏ dại. Không để ruộng khô nước giai đoạn cây lúa làm đòng đến trổ-chín.

- Rút cạn nước trước khi thu hoạch 7-10 ngày.

7. Quản lý dịch hại tổng hợp

7.1. Biện pháp phòng

Tùy điều kiện các đối tượng sinh vật gây hại trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý ốc bươu vàng, chuột, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ,...

- Đối với bệnh hại: Bón phân cân đối, điều tiết nước hợp lý tránh để ngập úng tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển, tăng khả năng chống chịu với bệnh hại. Điều tra phát hiện bệnh sớm để phun thuốc trừ.

- Đối với nhện gié và côn trùng: Vệ sinh đồng ruộng, cày lật gốc rạ, diệt cỏ dại trước khi làm đất để hạn chế nhện gié tồn tại trong gốc rạ, cỏ dại chuyển sang gây hại cho cây lúa. Sau khi gieo sạ, thường xuyên vệ sinh cỏ dại bờ ruộng để hạn chế nhện gié phát triển trên cỏ dại chu chuyển sang gây hại trên cây lúa, điều tiết nước hợp lý tránh bị khô hạn tạo điều kiện thuận lợi cho nhện gié phát triển.

- Hạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 0-40 ngày sau gieo sạ (vụ Đông Xuân), từ 0-35 ngày (vụ Hè Thu) để bảo vệ các loài sinh vật có ích. Trong trường hợp có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về phòng trừ sinh vật gây hại là môi giới truyền bệnh virút thì sử dụng thuốc theo khuyến cáo.

7.2. Biện pháp trừ

+ Đối với rầy: Phun trừ rầy (mật độ >1.500 con/m2) bằng thuốc hóa học như Acnipyram  50WP, Elsin 10EC, Nitensuper 500WP, Chess 50WG, Cheestar 500WG, Starcheck   755WG... ;

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Phun trừ sâu cuốn lá (> 50con/m2 giai đoạn đẻ nhánh, > 20con/m2 giai đoạn làm đòng-trổ) bằng thuốc hóa học như Ammate 30WG, Virtako 1.5GR, Map Winner 5WG, Dylan 5WG, Verismo 240SC; bọ xít bằng thuốc hóa học như Decis 2.5EC, Karate 2.5EC,...

+ Đối với bệnh đạo ôn lá: Phun trừ bệnh đạo ôn lá bằng thuốc hóa học như Beam 75WP, Fujione 400EC, Filia 525SE,... vào giai đoạn mạ-đẻ nhánh; bệnh khô vằn bằng thuốc hóa học như Validacin 5L,  Amistartop  325SC, Ara-super 350SC, Mixperfect 525SC, …;

+ Đối với nhện gié:

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để có biện pháp quản lý nhện gié. Trong vụ Đông Xuân những vùng thường khô hạn giai đoạn cuối vụ, cần kiểm tra phun trừ nhện gié giai đoạn lúa chuẩn bị trổ bằng thuốc thuốc Nisorun 5EC xử lý ở nồng độ 0,10%.

Vụ Hè Thu, tiến hành phun trừ khi tỷ lệ dảnh bị hại từ 5-7% (giai đoạn cuối đẻ nhánh), những vùng hàng năm bị nhện gié gây hại nặng nên phun trừ nhện vào giai đoạn cuối đẻ nhánh-chuẩn bị làm đòng và cuối giai đoạn làm đòng chuẩn bị trổ bằng thuốc thuốc Nisorun 5EC xử lý ở nồng độ 0,10%.

+ Đối với bệnh thối thân thối bẹ; Phun trừ bệnh bằng thuốc hóa học như Nevo 330EC,... vào giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trổ-ngậm sữa,... khi bệnh phát sinh gây hại. Khi phát hiện bệnh ngừng bón phân, phun thuốc trừ bệnh, sau khi kiểm tra thấy vết bệnh ngừng phát triển thì tiến hành chăm sóc.

+ Phun phòng bệnh bệnh đạo ôn cổ bông (vụ Đông Xuân), bệnh lem lép hạt do nấm: Phun phòng trừ vao giai đoạn khi lúa trổ vè thưa (3-5%) và sau phun lần 1: 5-7 ngày (tùy đặc tính thời gian trổ của từng giống) bằng thuốc Anvil 5SC 0,167%. Những vùng có vi khuẩn gây hại thì phun phòng kết hợp thuốc trừ vi khuẩn bằng thuốc Visen 20SC 0,075%.

 

Nguyễn Thị Bê - phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 612