Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thực hiện mô hình Chuyển giao kỹ thuật ghép mắt cây quýt Hương Cần từ cây đầu dòng cho nông hộ tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà
Ngày cập nhật 25/11/2020

Mô hình được thực hiện từ tháng 5/2020 đến tháng 10/2020.  Với quy mô thực hiện: 700 cây ghép. Tại xã Hương Toàn thị xã Hương Trà.

Mục đích thực hiện của mô hình:

Chuyển giao thành công kỹ thuật ghép mắt cây quýt Hương Cần từ cây đầu dòng cho 10 hộ nông dân tại xã Hương Toàn.

- Ứng dụng được kỹ thuật ghép mắt cây ăn quả có múi cho cây quýt Hương Cần đầu dòng.

- Tạo ra được 500 cây giống quýt ghép mắt từ cây đầu dòng.

 

Quy trình kỹ thuật ghép mắt cây Quýt Hương Cần

- Thời vụ ghép cây có múi

Ở Thừa Thiên Huế thực hiện ghép tốt nhất từ tháng 2, 3 6,7,8,9 thời tiết khô ráo.

- Chuẩn bị phương tiện và vật liệu

Để sản xuất cây giống cam, quýt, chanh, bưởi sạch bệnh cẩn phải chuẩn bị:

- Gốc ghép:

 Ở Thừa hiên Huế nên chọn giống gốc ghép đã được gieo từ hạt giống bưởi chua

Mắt ghép, cành ghép sạch bệnh: Từ cây đầu dòng.

- Nguồn mắt ghép:

Cần chọn từ những cây mẹ là dòng vô tính được chọn lọc có năng suất cao, chất lượng tốt và đúng giống.

Tiêu chuẩn mắt ghép:

- Tuổi cành 3 - 4 tháng

- Chọn và cắt cành trên mọi phía của tán cây

- Một cành ghép khoảng 10 mắt. Cành tốt nhất là lấy từ cây có it nhất 6 năm tuổi, từ các cành nhỏ hình trụ và có một năm tuổi (không có nhiều gốc cạnh) xuất xứ từ những chồi mới mọc trong năm đó.

Bảo quản mắt ghép: Cành ghép phải được cắt rời bằng kéo đã được khử trùng, (khử trùng bằng cách ngâm trong nước javel thương mại).

Lá được cắt sát cuống lá, sau đó gom thành từng nhóm 20-25 cành, bọc trong vải mùng ẩm, dán nhãn và có ghi số hiệu của cây mẹ và giống cây, sau đó được ngâm trong dung dịch Benomyl 5% để khử trùng bề mặt.

Sau khi lau và để khô dần trong chỗ mát. Nếu chưa sử dụng cần phải bịt kín 2 đầu của cành ghép bằng sáp hoặc parafine và giữ trong bao polyetylen hàn kín.

- Chuẩn bị trước khi ghép

Trên cây lấy mắt ghép cần dừng bón phân trước khi ghép15 ngày.

Mắt ghép được thu trên cành có gỗ tròn hoặc gỗ có tiết diện tam giác, tuổi từ 3-4 tháng chỉ chọn những mắt có cuống lá to.

- Cắt ngọt gốc ghép cách mặt bầu ươm 25-30cm.

Các vật liệu phụ trợ khác: bầu ươm, giá thể, dao ghép, kéo cắt cành, nước Javel 12 độ chlor, phân bón, thuốc phòng trừ sâu, bệnh...

- Phương pháp ghép: Ghép mắt nhỏ có gỗ

- Trên gốc ghép: cách mặt bầu ươm 25-30cm, dùng dao cắt xéo từ trên xuống lấy cả phần gỗ gốc ghép, đường dao thứ 2 nghiêng 1 gốc 45o cắt đứt miệng gốc ghép ra khỏi gốc, miệng gốc ghép có dạng hình cái khiên, có chiều ngang 5-6mm, dài 2-2,5cm.

- Trên cành ghép:

Dùng dao lạng nghiêng phần gỗ một đường dài 2.5cm theo hướng từ ngọn cành xuống gốc cành, đường dao thứ 2 nghiêng 1 gốc 45o cắt đứt mắt ghép. Hình dạng kích thước mắt ghép và gốc càng giống nhau thì khả năng thành công càng cao

Ghép: nhanh tay đặt mắt ghép vào miệng gốc ghép sao cho các tượng tầng của chúng trùng khít nhau và áp sát. Kế đến là quấn kín giống như ghép chữ T

Sau khi ghép xong cần hạn chế sinh trưởng ngọn bằng cách cắt ngọn gốc ghép, để tập trung cho quá trình tiếp hợp tốt hơn.

Sau ghép 20 -25 ngày, mở dây quấn mối ghép, tránh để vỏ gốc ghép bị thương tổn do dao rạch khi mở dây.

Sau 5-7 ngày nếu mắt ghép còn sống, dùng kéo cắt ngọn gốc ghép ở phía trên cách vết ghép 10cm (mặt cắt này được quét bằng các loại thuốc gốc đồng), khoảng 7-10 ngày sau, mắt ghép nẩy chồi. Lần thứ hai được thực hiện cách ngay phía trên vết ghép 2cm khi chồi cao 20cm, vết cắt cũng được quét sơn hoặc sáp.

- Chăm sóc cây sau ghép

Sau khi ghép 15-20 ngày mở dây quấn mối ghép. Sau đó 5-7 ngày, nếu mắt còn sống, dùng dao cắt ngọn gốc ghép ở phía trên cách vết ghép 10cm. Mặt cắt này được quét bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc bằng sơn. Khoảng 7-10 ngày sau mắt ghép sẽ nẩy chồi. Lần cắt thứ hai được thực hiện cách ngay phía trên vết ghép 2cm khi chồi cao 20cm, vết cắt cũng được quét sơn hoặc thuốc gốc đồng

- Tưới nước, bón phân, phòng bệnh

 Sau khi cắt ngọn, cây gốc ghép bị mất phần lớn sinh khối nên nước tưới cũng không nhiều và việc bón phân chỉ thực hiện khi cơi đọt đầu tiên già lại, lượng bón 1kg phân bón N.P.K (16-16-8) /1000 cây, các lần bón sau tăng dần.

Khi chồi giống cao khoảng 20cm nên cắm cọc cho mỗi cây, cột cố định chồi để giữ cho thân chồi thẳng.

Bá Phú - TTDVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 7.999