Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đẩy mạnh đấu tranh với nạn khai thác cát sông trái phép trên địa bàn thị xã Hương Trà
Ngày cập nhật 22/09/2021

Tình trạng khai thác cát trái phép tại Việt Nam hiện nay đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Việc khai thác thiếu kiểm soát đang gây hậu quả lớn về thất thoát tài nguyên, sạt lở bờ sông, thiệt hại hoa màu và mất an ninh trật tự tại các địa phương.

 

Với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn thị xã Hương Trà hiện nay có phần lắng dịu hơn trước, nhưng còn diễn biến phức tạp. Vì lợi nhuận lớn, các đối tượng trộm cát luôn tìm mọi cách để che giấu, đối phó với lực lượng chức năng nhằm thực hiện hành vi khai thác cát trái phép trên các tuyến sông.

Các đối tượng thường lợi dụng đêm tối, sông lớn hoặc khu vực có nhiều nhánh sông nhỏ để dễ trốn tránh khi bị phát hiện. Có đối tượng còn sử dụng các phương tiện khai thác cát không neo đậu, vừa di chuyển vừa bơm, hút cát để qua mặt cơ quan chức năng, thậm chí có trường hợp sử dụng một phương tiện bơm hút, một phương tiện vận chuyển khi bị phát hiện 2 phương tiện sẽ tách rời ra bỏ chạy gây khó khăn cho công tác xử lý. Gần đây, các đối tượng không khai thác riêng lẻ mà tập trung thành nhóm, cử người giả dạng dân câu, dân chài lưới để canh gác, cảnh giới lực lượng chức năng đi tuần tra.

Các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác bám sát địa bàn, thường xuyên tuần tra, kiểm soát các tuyến đường sông, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, không để hình thành “điểm nóng”. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, cơ quan chuyên ngành có liên quan tạo thế trận liên hoàn trong kiểm tra, xử lý, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, không để các đối tượng có điều kiện hoạt động.

Ngoài những nỗ lực của cơ quan liên ngành, cần có sự chung tay góp sức từ người dân; đặc biệt là sự phối hợp của chính quyền địa phương ở các địa bàn giáp ranh và ý thức đấu tranh phòng chống với nạn khai thác cát trái phép của nhân dân ở các tuyến sông, góp phần đẩy lùi nạn khai thác cát trái phép, hạn chế những nguy cơ, hiểm họa về thiên nhiên có thể xảy ra do khai thác cát trái phép.

Thực tế hiện nay, chủ tàu, thuyền khai thác cát còn sử dụng lao động không có hợp đồng, không có giấy tờ tùy thân, thường là các đối tượng ngoại tỉnh, chưa có tiền án, tiền sự về hành vi khai thác khoáng sản trái phép, cho ăn, ở, sinh hoạt trên tàu, hoạt động lưu động trên các tuyến sông. Quá trình lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ, các đối tượng khai thác cát trái phép có các biểu hiện chống đối như: nhanh chóng rút ống hút, sên, chõ bỏ chạy sang địa phận giáp ranh; tắt máy, bỏ lại tàu, thuyền, nhảy xuống sông bỏ trốn...

Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của vấn nạn khai thác cát lậu, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt để kịp thời phát hiện, xử lý các vụ khai thác cát. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra, xử lý các vụ khai thác cát trong khi chế tài xử phạt đối với hành vi này chưa thực sự đủ sức răn đe, vấn đề đặt ra lúc này là sự chung tay của các cơ quan chức năng đã thực sự có hiệu quả. Ngoài sự vào cuộc của lực lượng chuyên ngành thì đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.

          Với đà khai thác cát sỏi trái phép như hiện nay, nguồn tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt với nhiều hệ lụy làm xói mòn, ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân, mất an ninh trật tự, gây bức xúc trong xã hội. Để việc khai thác cát sỏi đúng quy định, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông và cửa biển.

Cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hoá đơn thuế đối với việc mua bán cát sỏi, ngăn chặn việc mua bán hoá đơn hoặc hợp thức hoá chứng từ đối với cát sỏi; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các địa phương trọng điểm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về khai thác cát sỏi, chủ động phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm, tuyên truyền trung thực, khách quan về tình hình khai thác cát trái phép. 

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới:

Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03 và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; tiếp tục ban hành quy chế phối hợp trong quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản; cương quyết xử lý người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Triển khai có hiệu quả Nghị định số 23/2020/NĐCP ngày 24/02/2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020). Nghị định đi vào cuộc sống sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chấn chỉnh các hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông.

Đồng bộ triển khai Nghị định số 36/2020/NĐCP ngày 24/3/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020) (thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ), theo đó nội dung Nghị định đã bổ sung các hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm từ 2 đến 3 lần nhằm tăng sức răn đe các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản.

 

Văn Thu Thảo-Phòng TP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.509.039
Truy câp hiện tại 231