Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Một số giải pháp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo đến năm 2025
Ngày cập nhật 01/04/2022

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Việt Nam đã 07 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia, thay đổi qua các giai đoạn : 1993-1995, 1995-1997, 1997-2000, 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015, 2016-2020. Chuẩn nghèo là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội, hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực, địa phương trong từng giai đoạn.

Thực hiện Nghị định số 07 về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND thị xã hướng dẫn, tổ chức tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào cuối năm 2021, để thực hiện chính sách kể từ ngày 01/01/2022.

Kết quả rà soát có 638 hộ nghèo, tỷ lệ 3,57 %. Trong 638 hộ nghèo có: 638 hộ nghèo, 1.596 khẩu; tỷ lệ hộ nghèo 3,57 % ; 606 hộ cận nghèo, 1.932 khẩu; tỷ lệ hộ cận nghèo 3,39%.

Theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 11-NQ-TU ngày 03/11/2021 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững, tỉnh ta phấn đấu đến cuối 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân còn 2-2,2%, trong đó khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,5% và khu vực thành thị không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo không có khả năng lao động).

Như vậy, ước đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo thị xã Hương Trà sẽ giảm còn dưới 2%, đây là chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra nhằm đảo bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo có hiệu quả trong thời gian đến, cần tập trung một số giải pháp trong thời gian đến như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu giảm nghèo bền vững với phương pháp và cách làm phù hợp, tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ hai, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ thị xã đến cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai đồng bộ thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ dịch vụ xã hội cơ bản thiếu hụt cho hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm

Thứ tư, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đặc thù của thị xã để bổ sung vào hệ thống chính sách giảm nghèo của tỉnh, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã

Thứ năm, huy động tối đa mọi nguồn lực gắn với triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo bền vững, chú trọng công tác trợ giúp đột xuất khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh

Thứ sáu, xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo bền vững

Thứ bảy, triển khai lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thứ tám, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo bền vững.

Ngọc Bích - Phòng LĐTB&XH
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.557.419
Truy câp hiện tại 518