Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn quản lý và phòng trừ bệnh chết chậm trên cây keo
Ngày cập nhật 30/08/2022

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có diện tích trồng cây Keo khoảng 12.375 ha. Qua kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho thấy, trên địa bàn huyện Phú Lộc diện tích cây keo mới trồng khoảng sau 5 tháng có hiệu tượng lá bị vàng dần từ dưới trở lên, sau đó bị khô héo một nhánh hoặc một phía của cây, cuối cùng toàn cây héo chết nhưng lá không rụng, rễ có nhiều nốt sưng, có một vài rễ bị thâm đen, diện tích nhiễm khoảng 6 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20% (rừng trồng giáp ranh xã Lộc Hòa và xã Lộc Điền). Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã thu mẫu gửi giám định tác nhân gây bệnh, kết quả ghi nhận sự có mặt của tuyến trùng Meloidoyne spp. và nấm Fusarium spp. trên mẫu cây keo (hình ảnh kèm theo).

Tuyến trùng và nấm gây hại làm cho hệ rễ tơ và rễ chùm bị u sưng, thối rễ chỉ còn rễ cọc nên khả năng hấp thu dinh dưỡng và vận chuyển nước bị giảm mạnh từ đó gây hiện tượng vàng lá, cây còi cọc, lá bị vàng dần từ dưới trở lên, sau đó bị khô héo một nhánh hoặc một phía của cây, cuối cùng toàn cây héo chết nhưng lá không rụng, rễ có nhiều nốt sưng, có một vài rễ bị thâm đen. Các loài tuyến trùng gây hại trực tiếp và tạo ra các vết thương, qua đó nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cho rễ kém phát triển. Nấm Fusarium spp. gây ra vết bệnh xuất hiện ở phía gốc thân sát mặt đất, tạo thành các vết màu nâu đen, biểu bì chỗ vết bệnh hơi phình lên sau đó nứt ra, khi ẩm ướt chỗ vết nứt có lớp sợi nấm màu trắng, chẻ dọc thân thấy bó mạch có màu nâu, rễ cây bị bệnh thối đen dần, thường bong lớp vỏ ngoài.

1. Biện pháp phòng bệnh

- Nhân giống: Chỉ sử dụng hom giống khỏe từ những cây không bị bệnh; nguồn đất làm bầu lấy từ vườn không bị tuyến trùng, nấm bệnh, phơi hoặc sấy khô, trộn với phân chuồng hoai mục và chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có ích như nấm đối kháng Trichoderma và thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất Saponin để xử lý nguồn bệnh. Kiểm tra, phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh ngay gây hại từ trong vườn ươm. Trước khi đưa ra trồng cần loại bỏ những cây keo giống sinh trưởng kém, nhiễm sâu bệnh.

- Xử lý thực bì trước khi trồng 3 tháng; thu gom thực bì, cành nhánh sau khai thác, băm nhỏ, xếp theo đường đồng mức, xử lý bằng vôi bột với liều lượng 1-2% vôi bột so với tổng khối lượng vật liệu cần xử lý hoặc có thể đốt thực bì có kiểm soát. Cần kiểm tra đất cũ kỹ càng, không nên để sót các tàn dư thực vật của các cây bị nấm bệnh, tuyến trùng trước khi trồng.

- Đào hố trước khi trồng ít nhất 1tháng; có thể xử lý hố trồng trước khi trồng cây con bằng cách: Đốt hố, bón vôi (0,5-1 kg/hố) và trộn đều với đất trong hố ngay sau khi đào hố; phơi ải hố ít nhất 2 tuần sau khi bón vôi. Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma bón vào hố trước khi trồng, liều lượng 10 g/hố.

- Đào rãnh thoát nước tốt cho rừng trồng sau các trận mưa lớn, tránh để ngập nước lâu tạo điều kiện cho tuyến trùng, nấm bệnh lây lan ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

2. Biện pháp trừ bệnh

- Đối với diện tích đang nhiễm bệnh cây đã bị chết: Tiến hành nhổ bỏ cây, thu gom hết tàn dư cây bị bệnh tiêu hủy, không vận chuyển cây bị bệnh sang nơi khác, bón vôi vào hố để xử lý hố (01 kg/hố) trước khi trồng lại khoảng 30 ngày. Trước khi trồng lại, xử lý thuốc bảo vệ thực vật trừ tuyến trùng và bón chế phẩm sinh học Trichoderma để hạn chế nguồn nấm bệnh trong đất.

- Đối với diện tích cây keo đang nhiễm bệnh nhẹ (biểu hiện lá vàng, rễ có nốt sưng nhưng rễ tơ còn nhiều): Tiến hành trừ tuyến truyền và nấm hại cho cây bị bệnh và các cây keo lân cận bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất: Trừ tuyến trùng như Chitosan (Stop 5SL,…), Clinoptilolite (Map logic 90WP,…); trừ nấm như Fosetyl-aluminium (Alimet 80WG, Foliet 80WP,…), Dazomet (Basamid Granular 97MG,…), Azoxystrobin và Difenoconazole (Upper 400SC,…) phun hoặc rải vào gốc theo liều lượng, nồng độ khuyến cáo.

- Khi rừng trồng bị nhiễm tuyến trùng, bệnh do nấm Fusarium spp. gây hại nặng (tỷ lệ hại >50%), tiến hành luân canh loài cây trồng khác phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỆU CHỨNG CÂY BỊ BỆNH

1. Triệu chứng mẫu bệnh:

  Cây keo bị vàng lá, rễ có nhiều nốt sưng, có một vài rễ bị thâm đen.

Cây vàng lá Cây keo bắt đầu bị chết Phần biểu bì chỗ vết bệnh hơi phình lên sau đó nứt ra

 

Rễ cây keo bị gây hại Nốt sưng trên rễ Rễ bị thâm đen

Triệu chứng vết bệnh trên cây keo

2. Tác nhân gây bệnh

Tuyến trùng Meloidoyne spp Bào tử nấm Fusarium spp

 

Anh Văn - Phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.612.913
Truy câp hiện tại 6.949