Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng trừ rệp sáp hại sắn
Ngày cập nhật 15/04/2020

Hiện nay, trên cây sắn bệnh khảm lá đã và đang gây hại, bà con đang tích cực phòng trừ, tiêu hủy những diện tích bị gây hại nặng chưa xong thì Rệp sáp đã phát sinh và gây hại rải rác trên các vùng trồng sắn ở Hương Xuân, Hương Văn, Hương Chữ, Hương Vân và Tứ Hạ, tỷ lệ cây bị hại phổ biến 1- 5%, cục bộ có ruộng tỷ lệ 30- 50% cây bị hại (HTXNN Tây Xuân- Hương Xuân). Rệp sáp có thể tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, đỉnh sinh trưởng); có khả năng lây lan phát tán theo gió, kiến, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ lao động, phương tiện vận chuyển. Rệp sáp gây hại đỉnh sinh trưởng của cây sắn, hút nhựa cây gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn bị lùn. Trên lá, rệp bám ở mặt sau lá, gây hại làm các lá sắn bị xoăn, biến vàng.

 

Để hạn chế rệp sáp phát tán lây lan gây hại trên diện rộng, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các xã, phường, các HTXNN thông báo, hướng dẫn nông dân một số biện pháp phòng trừ như sau:

1/ Tăng cường kiểm tra ruộng sắn để phát hiện rệp sáp và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu tỷ lệ cây bị hại cao, sử dụng các loại thuốc để phun trừ như Mapy 48EC, Closer 500WG,  Lorsban 40EC, Virofos 50EC,… Trường hợp tỷ lệ cây bị hại rải rác thấp, trong quá trình chăm sóc làm cỏ, bón phân ngắt đọt bị hại để tiêu hủy bằng cách chôn sâu xuống đất hoặc đưa ra khỏi ruộng để đốt.

2/ Chăm sóc bón phân thúc đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu rệp.

3/ Thường xuyên vệ sinh ruộng sắn, diệt sạch cỏ dại, cây ký chủ phụ để không có nơi cư trú của rệp.

 

Phước Lễ - TTDVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.551.903
Truy câp hiện tại 6.887