Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tuyên truyền kỹ thuật sản xuất Lúa theo canh tác “3 giảm - 3 tăng”
Ngày cập nhật 25/04/2020

Đợt tập huấn diễn ra từ ngày 23/04/2020 đến ngày 24/04/2020, được tổ chức cho 05 đơn vị phường, xã (Hương Chữ, Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong và Hương Xuân) trên địa bàn thị xã Hương Trà. Nhằm mục đích thực hiện mô hình lúa 3 giảm 3 tăng vụ Hè Thu năm 2020.

 

Sản xuất lúa theo canh tác 3 giảm – 3 tăng nội dung chính là:

3 giảm gồm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật.

Mục đích sản xuất theo 3 giảm để có được 3 tăng đó là: Tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng chất lượng sản phẩm.

Kỹ thuật sản xuất 3 giảm – 3 tăng:

1.Sử dụng giống lúa

Sử dụng giống lúa xác nhận, giống lúa Khang Dân, HT1…, lượng giống gieo sạ 4kg/sào.

Xử lý nước nóng 3 sôi + 2 lạnh ( 540C).

2.Sử dụng phân bón:

a.Bón vôi: thường bón 25-30kg/sào, bón trước lúc cày lần 1.

b.Bón phân: có 2 cách:

* Sử dụng phân đơn để bón.

Lượng phân bón cho 1 sào: Phân Lân: 25kg; Đạm Ure: 12-14kg; Kaliclorua: 3-6kg ( Tùy theo giống lúa, vụ gieo trồng...).

+ Bón lót: toàn bộ phân lân; 3kg ure; 3kg Kaliclorua ( vụ đông xuân).

+ Bón thúc lần 1 ( khi cây lúa có 3 lá): Đạm Ure: 3kg.

+ Bón thúc lần 2 (sau sạ khoảng 10 ngày): Đạm Ure: 3kg.

+ Bón thúc đòng ( khi cây lúa có tượng khối sơ khởi): Đạm Ure: 3kg; Kaliclorua: 3kg.

* Sử dụng phân NPK (16:16:8) kết hợp phân đơn để bón ( tính cho 1 sào)

Lượng phân bón N:P:K (16:16:8): 25kg-30kg; Đạm Ure: 3kg; Kaliclorua: 3kg.

+ Bón lót: Phân NPK (16:16:8): 10-15kg.

+ Bón thúc lần 1 ( khi cây lúa có 3 lá): Phân NPK (16:16:8): 10-15kg.

+ Bón thúc đòng ( khi cây lúa có tượng khối sơ khởi): Kaliclorua: 3kg; Đạm Ure: 3kg.

3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

 Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), trồng cây khỏe, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sạ từ 0-40 ngày.

4. Làm đất:   

Ruộng phải được làm nhuần nhuyễn, mặt ruộng bằng phẳng, sạch cỏ dại, chia luống để sạ, giữa các luống kéo rãnh không để đọng nước, nên chia giống theo luống để sạ đều trên toàn bộ diện tích.

5. Chế độ nước:

Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu được đối với cây lúa nước. Nhưng không phải khi nào cây cũng cần nhiều nước mà tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển. Nếu ruộng bị ngập sâu lâu ngày thì cây sinh trưởng kém, cây yếu...

- Trong tuần đầu sau khi gieo sạ ruộng chỉ cần đủ ẩm.

- Giai đoạn mạ - đẻ nhánh: Nên giữ mực nước từ 3 – 5cm, nếu có điều kiện nên trổ khô nẻ chân chim 2-3 lần, nhằm làm đứt một số rể tầng mặt, để kích thích mọc thêm rể, tăng khả năng đẻ nhánh, tăng độ dài của rể xuống tầng đất cứng sau này có  khả năng chống đổ tốt.

- Giai đoạn làm đòng- trổ: Lúc này cây lúa cần nhiều nước vì vậy không nên để ruộng khô.

- Trước thu hoạch khoảng 5-7: Nên để ruộng khô ráo.

Bá Phú - TTDVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 1.604