Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Về việc tuyên truyền, ngăn ngừa bèo tai chuột lớn (loài ngoại lai) phát sinh gây hại
Ngày cập nhật 19/08/2020

Ngày 18/8/2020 Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản số 311/TTBVTV-KDTV về việc ngăn ngừa bèo tai chuột lớn (loài ngoại lai phát sinh gây hại).

 

Bèo tai chuột lớn có tên khoa học  Salvinia molesta, là loài khuyết thực vật thủy sinh có nguồn gốc ở Nam Mỹ, thích nghi với khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài thực vật nước ngọt, nổi trên mặt nước, thường mọc ở môi trường nước tĩnh hoặc chảy chậm trong các ruộng lúa, ao, hồ, đầm lầy, kênh mương và sông rạch nhỏ. Là loài thực vật ngoại lai xâm hại được ghi nhận tại một số nơi như: Vườn quốc gia như Tràm Chim, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh khu vực Miền Trung, ….

Bèo tai chuột lớn có tốc độ sinh sản nhanh, hình thành những thảm dày che phủ măt nước, ngăn cản ánh sáng và làm giảm sự xâm nhập của oxy vào môi trường nước. Sự xâm lấn của bèo tai chuột lớn làm tắt, nghẽn các kênh, mương nước thủy lợi. Sự phát tán của bèo tai chuột chủ yếu qua dòng nước. Ngoài ra bèo tai chuột được sử dụng trong các hồ thủy cảnh và buôn bán sinh vật cảnh là một trong những con đường lan truyền.

Một số đặc điểm, hình thái của bèo tai chuột:

Lá hình tròn hình như lỗ tai chuột, xếp sít nhau liên kết thành chuỗi, có kích thước dài 30cm, rộng 5cm, tạo hình thảm, dày 2,5cm, thân cây phân nhánh không đều, sinh sản bằng hình thức đẻ nhánh vô tính. Trên mặt lá có các túm lông dạng que đánh trứng. Rễ của bèo tai chuột là một dạng lá chìm dưới nước, có khả năng hấp thu dưỡng chất trong nước để phát triển (có hình ảnh để nhận biết kèm theo).

Biện pháp quản lý:

Do vậy, để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại này, tránh gây hậu quả về sau như đối với bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản), đề nghị các địa phương, đơn vị, cá nhân triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

 1.Tuyên truyền phổ biến tác hại của bèo tai chuột đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn, nếu phát hiện thấy đối tượng bèo tai chuột lớn (nhiều) thì cần phải tiến hành thu gom, tiêu hủy để tránh lây lan ra diện rộng.

   2. Kiểm tra và ngăn chặn việc phát tán, nhân nuôi bèo tai chuột lớn để làm sinh vật cảnh phục vụ cho việc nuôi cá cảnh thủy sinh, hoặc nuôi bèo che bóng cho các hồ cá, động vật lưỡng cư như ếch, rùa, ba ba,…

   3. Điều tra phát hiện sớm để kiểm soát và xử lý tiêu hủy kịp thời các vùng mới bị bèo tai chuột xâm lấn.

Nguyễn Thị Bê - phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 6.145