Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ đạo thu hoạch sắn, quản lý và sử dụng giống sắn trồng niên vụ 2021
Ngày cập nhật 09/10/2020

Diện tích trồng sắn toàn thị xã năm 2020 khoảng 610 ha, trong đó bệnh khảm lá sắn gây hại khoảng 329,99 ha (Hương Văn: 117,096 ha, Hương Vân: 63,329 ha, Tứ Hạ: 19,6 ha, Hương Chữ: 37,545 ha, Hương Xuân: 92,42 ha), tỷ lệ bệnh trên 70% là 65,218 ha, tỷ lệ bệnh từ 30-70% là 55,512 ha và tỷ lệ bệnh dưới 30% là 209,26 ha; diện tích đã xử lý, tiêu hủy 120,73 ha. Đến nay diện tích sắn thu hoạch khoảng 150 ha, qua theo dõi cho thấy ruộng sắn nhiễm bệnh khảm lá nhẹ nhưng được chăm sóc, bón phân theo quy trình năng suất giảm từ 20-25% so với sắn không bị nhiễm bệnh, diện tích sắn nhiễm bệnh nặng thì năng suất giảm rõ rệt so với sắn không nhiễm bệnh.

 

Nhằm quản lý tốt nguồn giống sắn để trồng trong niên vụ 2021, UBND thị xã yêu cầu các địa phương, đơn vị chỉ đạo thực hiện một số giải pháp sau:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân trong quá trình thu hoạch tiến hành tiêu hủy các cây sắn có triệu chứng nhiễm bệnh khảm lá sắn và lựa chọn các cây sắn không nhiễm bệnh để làm giống, bảo quản giống bằng cách bó từng bó để đứng trong bóng râm hoặc cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm. Đối với ruộng sắn có tỷ lệ bệnh khảm lá sắn trên 30% số cây/ruộng thì ruộng đó phải tiêu hủy toàn bộ hom sắn sau thu hoạch, tuyệt đối không sử dụng, bán hoặc cho người khác làm giống. Trong quá trình để hom giống loại bỏ ngay những cây đã mọc mầm ra lá có triệu chứng bị bệnh khảm lá, kể cả các cây nhiễm bệnh rất nhẹ.

2. Đối với niên vụ sắn 2021 các địa phương cân đối nguồn giống để gieo trồng, các vùng nhiễm bệnh khảm lá nặng năm 2020 có phương án chuyển sang trồng cây khác để cắt đứt nguồn bệnh. Đối với các vùng nhiễm bệnh khảm lá nhẹ tiếp tục chỉ đạo gieo trồng theo kế hoạch bằng các hom giống sạch bệnh hoặc chưa có biểu hiện bệnh về mặt hình thái, tuyệt đối không sử dụng hom sắn nhiễm bệnh để gieo trồng. Sau khi trồng đến nảy mầm - ra lá phải thường xuyên kiểm tra ruộng sắn, nhổ bỏ tiêu hủy các hom sắn có biểu hiện bệnh và trồng dặm kịp thời đảm bảo đủ độ ẩm đất để cây sắn phát triển và phun trừ bọ phấn (nếu có) để hạn chế nguồn bệnh lây lan. Tăng cường chăm sóc, bón phân để tăng khả năng chống chịu các đối tượng sinh vật gây hại, nhất là đối với bệnh khảm lá sắn.

3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn về tác hại của bệnh khảm lá sắn và các biện pháp phòng trừ cho người trồng sắn. Xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, đưa giống từ các vùng đang nhiễm bệnh về trồng trên địa bàn.

 

Anh Văn - phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 5.715