Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm lây lan diện rộng
Ngày cập nhật 30/01/2021

Từ cuối năm 2020 đến nay đã xuất hiện 10 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N6 và A/H5N1 tại 07 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên và Long An), với tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy trên 11.000 con. Nhận định trong thời gian tới, nguy cơ dịch CGC lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao, do giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán 2021 thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, kết hợp việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng cao, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học; đặc biệt ở các địa phương có ổ dịch cũ và có sự lưu hành của vi rút CGC.

 

Ngày 22 tháng 01 năm 2021, UBND tỉnh đã có Công điện số: 01/CĐ-UBND Về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm lây lan diện rộng. Để chủ động kịp thời ngăn chặn, hạn chế thấp nhất vi rút cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế trên địa bàn,  các địa phương trên địa bàn thị xã khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

1. Tổ chức thống kê, rà soát kỹ các trang trại, các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn, yêu cầu người chăn nuôi tiêm phòng bắt buộc vắc xin cúm gia cầm  và các loại vắc xin khác cho đàn gia cầm theo quy định của Luật Thú y,  Kế hoạch số 2368/KH-UBND ngày 06/9/2019 của UBND thị xã về phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2019-2025”, Kế hoạch số 2931/KH-UBND ngày 8/9/2020 của UBND thị xã về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025”.

2. Tổ chức tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo
đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ; thường xuyên rà soát, tiêm phòng
bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng. Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

3. Đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân để mọi người hiểu biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh này và thường xuyên chủ động phòng, chống dịch; bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng; không mua bán và ăn thịt gia cầm bị bệnh, ốm chết, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4. Phối hợp với các lực lượng, ban ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển gia cầm, các điểm giết mổ, mua bán tập trung; thực hiện đúng quy trình giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Pháp luật trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; chấp hành kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan chuyên môn. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách ghi chép các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc gia cầm, sản phẩm gia cầm khi cơ quan chức năng yêu cầu; chấp hành tiêm phòng định kỳ vắc xin cúm gia cầm theo quy định.

 

Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 2.354