Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả có múi
Ngày cập nhật 15/04/2021

I. YÊU CẦU SINH THÁI:

1. Nhiệt độ:

CAQ có múi có nguồn gốc nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp nhất để CAQ có múi sinh trưởng và phát triển từ 23-290C, cây sẽ ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 130C và chết -50C. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất của trái.

Đối với CAQ có múi thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 24,0-25,20 C, tổng nhiệt độ năm từ 8.700-9.0000C. Tổng số giờ nắng là >1900giờ/năm.           

Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 100 C, cao nhất có thể lên đến 410C. Nhiệt độ thích hợp từ 20-280 C.

Tổng lượng mưa trung bình năm: 2.600-2.800mm. Độ ẩm trung bình: 83- 84%.

 

2. Ánh sáng:

Cường độ ánh sáng thích hợp nhất lúc 8 giờ hoặc lúc 16 giờ. Mùa hè cường độ ánh sáng mạnh dễ làm trái nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương phẩm của trái. Vì vậy, khi thành lập vườn trồng nên bố trí mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý để hạn chế trái bị nám hoặc có biện pháp bao trái phù hợp.

3. Nước:

CAQ có múi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa, đậu quả và quả phát triển nhưng không chịu ngập úng, ẩm độ đất thích hợp nhất là 70-80%. Nên tưới nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa. Tưới nước không bị nhiễm mặn hoặc phèn, không bị ô nhiễm.

4. Đất đai:

CAQ có múi thích hợp trên đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới thịt nhẹ. pH từ 5,5-6,5, có hàm lượng mùn cao > 2%, giàu đạm và Kali. Thoát nước tốt cả tầng đất mặt và tầng dưới. Mực nước ngầm thấp cách mặt đất >1m.

 II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG:

1.Kỹ thuật chiết cành:

a- Cơ sở khoa học của phương pháp: Sau khi tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin.. khi gặp những điều kiện thích hợp thì rễ được hình thành.  

+ Ưu điểm:

- Cây giữ được những đặc trưng, đặc tính của cây mẹ

- Cây sớm ra hoa, kết quả, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Thời gian nhân giống ngắn.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối,

+ Khuyết điểm:

- Hệ số nhân giống không cao

- Tuổi thọ của cây thấp

- Ảnh hưởng đến cây mẹ

b- Kỹ thuật chiết:

+ Thời vụ chiết cành: Thích hợp nhất là tháng 8, 9 .     

+ Chọn cây mẹ để chiết : Cây có năng suất , phẩm chất tốt, ít bị sâu bệnh.

+ Chọn  cành và cách chiết: Chọn cành bánh tẻ (1-2 năm) nằm ở lưng chừng tán, không được chọn cành vượt .

- Độ lớn của các cành  chiết:  thích hợp nhất : từ 1-2 cm. Tuy nhiên nếu có điều kiện chăm sóc cành chiết sau khi hạ bầu được gơ trong vườn  ươm cũng có thể sử  dụng cành có độ  lớn 0.5 cm để chiết

- Chất dinh dưỡng trong bầu chiết: Chất độn làm bầu chiết cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, không quá tơi xốp, cũng không quá nhiều sét

- Trọng lượng bầu cấn thiết: Tuỳ theo độ lớn cành chiết mà xác định trọng lượng bầu chiết tương ứng từ 100-300g.

- Chiều dài khoanh vỏ cành chiết: Tốt nhất chiều dài khoanh vỏ bằng 1.5-2 lần đường kính của cành. Chiều dài khoanh vỏ ngắn hơn hoặc dài hơn tỷ lệ ra rễ cành chiết sẽ thấp.

- Cách khoanh vỏ:         Dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn quanh cành chiết (khoanh 2 đường) chú ý không làm xây xát, dập nát vỏ ( nhất là mép trên), sau đó rạch 1 đường nối liền 2 mép vết cắt khoanh rồi dùng mũi dao tách  lớp vỏ ra khỏi cành. Sau khi khoanh vỏ bỏ lớp vỏ cành chiết, phải cạo bỏ hết lớp tế bào tượng tầng còn dính trên lõi gỗ. Cần phơi nắng 1-2 ngày mới bó bầu.

- Bó bầu: Phần cành đã bóc vỏ phải nằm giữa tâm của bầu chiết, bó bầu bằng giấy polyetylen ( hoặc chiếu, bao đệm )  để giữ cho bầu luôn đủ độ ẩm; bầu được bó chặt không để xoay bầu.

2.Kỷ thuật ghép mắt nhỏ có gỗ:

- Cách cắt lát ghép ở gốc ghép: Cách gốc 25-30 cm, đầu tiên cắt ngang lạm vào gỗ với góc 300 so với thân gốc ghép, sau  đó lách  lưỡi dao từ trên xuống dưới  kéo dài 2-3 cm, vứt bỏ phần vỏ với lớp gỗ mỏng.

- Cách cắt mầm ghép: Trên cành chọn mầm ghép, tiến hành cắt ngang ở d­ưới mắt cũng góc 300. Áp mầm ghép vào phần gốc ghép vừa mới cắt, buộc dây từ dưới lên trên kín mầm.

Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp.

- Chăm sóc: Sau 20-25 ngày (tuỳ loại cây) tiến hành mở dây, nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2-3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau ghép.

III. KỸ THUẬT CANH TÁC:

1. C huẩn bị hố trồng : Đào hố trước khi trồng ít nhất 1 tháng tức là khoảng tháng 12.

- Kích cỡ hố: 60cm x 60cm x 60cm.

    - Trên chân đất thường bị ngập úng nên đắp mô cao từ 30 - 60cm so với mặt đất, đường kính mô khoảng 1m để thoát nước tốt tránh cho cây khỏi bị úng trong mùa mưa. Khi cây càng lớn thì đắp mô càng rộng ra theo tán cây.

2. Kho ả ng c ác h và mậ t độ:

Ở Thừa Thiên Huế CAQ có múi nên được trồng với khoảng cách: 6m x 7m  hoặc 7 m x 7m.

3. Thời vụ trồng:

Tốt nhất là sau Ðông chí (cuối tháng 12) đến cuối tháng 1 năm sau. Vì thời gian này là cuối đông, đầu xuân, đã qua những cơn lụt hay bão, điều kiện thời tiết thích hợp cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt.

4. Cách trồng cây con:

Đối với cây ghép, đào giữa hố (hoặc mô đất) một lỗ nhỏ vừa đặt bầu cây sao cho cổ rễ nhô cao 15-20 cm (nếu trồng trên mô thì cao hơn khoảng 5 cm) so với mặt đất xung quanh, dùng dao cắt bỏ bao nilon đựng bầu đất, tháo bỏ dây buột mắt ghép, cành ghép, cắt bỏ đoạn rễ cái bị cong ở đáy bầu (có thể chỉ cắt bỏ chỗ rễ cái bị cong hoặc cắt bỏ phần đáy bầu dày khỏang 2-3 cm). Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về phía hướng gió chính để tránh chồi ghép bị tách ra. Sau đó cần cắm cọc giữ chặt cây con, lấp đất chặt bầu (ngang cổ rễ), tưới cho ướt đẫm, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ quanh nhưng không quá sát gốc cây.

Đối với cây chiết (cùi), cách trồng tương tự như cây ghép nhưng đặt cành chiết nằm nghiêng khoảng 450C sao cho mặt trên phiến lá hướng lên trên. Không nên trồng cành chiết khi cành đang ra lộc non.

  5. Phân bón:

Liều lượng phân bón:

Tùy tình trạng sinh trưởng, nhu cầu dinh duỡng của cây, độ phì của đất, thời tiết... để bón phân. Lượng phân cần bón cho cây có thể theo độ tuổi của cây hoặc căn cứ năng suất vụ trước/cây như sau:

Bảng 2: Liều lượng phân bón phổ biến đối với CAQ có múi

 

Tui cây/Theo năng suất

Phân hữu cơ

(kg/cây)

Urê

(g/cây)

Super lân

(g/cây)

 Kali Clorua (g/cây)

NPK 16:16:8

(g/cây)

Cây con 1 - 3 năm tuổi

30

160

500

140

400

Cây con 4 - 5 năm tuổi

50

330

1000

270

900

Cây cho quả (40kg/cây)

70

1100

1500

650

3000

Cây cho quả (60kg/cây)

70

1300

1800

700

3500

Cây cho quả (90kg/cây)

70

1750

2400

1000

4000

Cây cho quả (120kg/cây)

70

2200

3050

1250

4500

Cây cho quả (150kg/cây)

70

2600

3650

1500

5000

+ Ngoài ra, bón vôi bột khoảng 1,5-2kg/cây/năm.

Thời kỳ bón:

Thời kỳ STPT

của cây

 

Thời kỳ bón

Thời kỳ kiến

thiết cơ bản (cây chưa cho quả)

+ Bón lót:  phân chuồng + phân Lân + vôi,  nên bón trước mùa

mưa khoảng tháng 9

+ Bón thúc: Năm đầu tiên nên hòa phân vào nước để tưới 3 lần: vào tháng 3, tháng 6 và tháng 12.

Thời kỳ kinh

doanh

(cây đã cho quả)

+ Lần 1:  Trước khi cây ra hoa khoảng 1 tháng, khi mầm hoa mới

nhú ( khoảng tháng 1 dương lịch ):40% lượng đạm + 30% kali .

+ Lần 2: khi cây vừa tắt hoa (cánh hoa vừa rụng hết/cây, khoảng tháng 3): 30% đạm + 30% Kali

+ Lần 3: Sau khi đậu trái 8 tuần, thời kỳ quả bắt đầu phát triển (khoảng tháng 5) : 30% đạm + 40% Kali

+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái (khoảng tháng 9), bón lót toàn bộ phân lân, phân chuồng và 1-2 kg vôi bột/cây.

Cách bón:

  • Bón lót: + Đào các rãnh hình vành khăn sâu 30 cm, rộng khoảng 20 cm hoặc đào các hố xung quanh rìa tán cây sâu 30 cm, rộng 20cm.

     + Trộn phân đều với đất rồi lấp đất, tưới nước đẫm.

  • Bón thúc: Xới nhẹ đất, rắc phân trộn đều trong tán, cách gốc 30-50 cm rồi tưới đẫm nước.

Nếu đất quá khô, cần tươí nước sau khi bón phân sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng.

Kỹ thuật tạo hình, tỉa cành, vệ sinh vườn:

Cây con sau khi trồng cần được tạo hình làm cho cây có một bộ khung cành vững chắc cân đối, tán lớn. Việc tạo hình phải tiến hành liên tục để hoàn thành trong 4 năm đầu bằng cách:

Năm thứ nhất, khi cây cao khoảng 80 cm, tiến hành tỉa tất cả cành bên và bấm ngọn ở vị trí cách mắt ghép trở lên khoảng 40-60cm.

Năm thứ hai, chọn  5-6 cành khỏe cấp I,  mọc từ thân chính, bố trí đều trong không gian, trong đó chọn 3 cành chính và 2-3 cành dự phòng, các cành dự phòng sẽ được tỉa vào năm thứ 3 và 4. Cành cấp I thứ nhất, mọc ở vị trí cách mặt đất 30-40 cm và các cành cấp I (dự kiến chọn) cách nhau 20-30 cm. Dùng tre uốn giữ cành cấp I tạo với thân chính một góc khoảng 35-40o. Tỉa bỏ tất cả các cành thực sinh (cành mọc từ gốc ghép) và cành mọc sát đất, thấp dưới cành cấp I thứ nhất.

Tiếp tục tiến hành bấm ngọn trên cành cấp I để sau đó tạo 2 - 3 cành cấp II. Các cành cấp II đầu tiên cách thân chính khoảng 80cm, cành tiếp theo cách cành thứ I khoảng 50 cm và tạo với cành cấp I một góc khoảng 10-200 (sau khi định hình).

Các năm sau tỉa bớt 2-3 cành cấp I, giữ lại 3 cành khỏe, mọc cân đối phân bố đều (nhìn từ trên xuống, các cành kề nhau tạo góc 120 0).

Sau đó, cứ như vậy thực hiện trên cành cấp II để tạo cành cấp III. Cành cấp III không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng phải chú ý tỉa bớt các chỗ cành quá dày hoặc quá yếu.

Tỉa hoa, trái: Hoa CAQ có múi thường ra rất nhiều khoảng 10.000-20.000 hoa trên cây trưởng thành nhưng tỉ lệ đậu quả chỉ khoảng 1-2%. Tuy vậy cũng cần tỉa bỏ sớm những hoa, quả dị hình, méo mó trong thơì kỳ ra hoa đậu quả. Bước đầu vào thời kỳ quả phát triển cần tỉa bớt quả, chỉ để lại 1-2 trái/chùm để quả phát triển tốt.

III. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Sâu vẽ bùa:

Sâu vẽ bùa là loại bướm đêm, nhỏ mềm, dài khoảng 2mm, sải cánh khoảng 4mm, màu xám nâu nhạt, viền cánh sau có lông. Trứng được để từng cái rất nhỏ, khoảng 0,3mm như giọt nước nhỏ, dưới mặt lá gần đường gân ở giữa. Trong vòng 3-5 ngày sau thì trứng nở và sâu non bắt đầu gây hại, hóa thành nhộng khi hoàn toàn phát triển nằm ở gần mép lá bị vẽ bùa. Vòng đời của sâu vẽ bùa chỉ khoảng 2-3 tuần và có 3-4 thế hệ trong một đợt phát triển.

*Biện pháp phòng trừ:

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt lộc ra tập trung. Khi 25% cây ra lộc và 10% bị nhiễm sâu vẽ bùa thì có thể phun thuốc Dylan, Map Winner vừa diệt sâu vừa bảo vệ được thiên địch.

2. Sâu đục thân:

Con cái trưởng thành đẻ trứng trên vỏ thân cây hoặc cành, đặc biệt trên những nơi có vết nứt. Sâu non nở ra đục vào trong thân gỗ tạo thành một đường hầm ngày càng lớn lên theo sự phát triển của nó. Kết quả là phá hủy phần mô gỗ làm cho thân, cành bị khô héo và chết. Lỗ đục có hình tròn hay Elip.

*Biện pháp phòng trừ:

Tỉa cành bị nhiễm sâu bệnh.

Khi phát hiện sự xuất hiện của sâu non thì chủ động bắt vào khoảng tháng 4 - 6 bằng các phương pháp thủ công như dùng móc thép nhỏ, móc lá mây.

Nếu sâu đã đục sâu vào trong thân cây thì có thể dùng các loại thuốc BVTV tiêm vào các lỗ đục. Trường hợp cành bị gây hại quá nặng thì nên cắt bỏ và xử lý.

3. Ruồi đục trái:

Triệu chứng đầu tiên trên quả bị gây hại có thể quan sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1mm. Từ đây sâu non đào lỗ và chui vào tép, thông thường có giọt gôm nhỏ trong lỗ chảy ra. Sau khi bị gây hại vết bệnh bắt đầu thối và trở thành màu nâu. Cuối cùng quả rụng xuống và bị hủy toàn bộ.

*Biện pháp phòng trừ: Dùng bẩy kỹ thuật bao trái

Dùng bẩy bã: Đây là phương pháp dễ làm và hiệu quả cao. Phun mồi protein. Ruồi thành thục cần ăn protein để phát triển giới tính. Con cái phát triển trứng và con đực phát triển tinh trùng. Những ưu điểm của phun mồi protein là: Giết ruồi cái và cả ruồi đực

Kỹ thuật bao trái: Bao sau khi đậu trái 1- 1,5 tháng.

  4. Nhện: Có 3 loài nhện: nhện đỏ, nhện vàng và nhện trắng. Ấu trùng cũng như trưởng thành rất nhỏ, thường bám ở mặt dưới của lá hoặc vỏ trái non làm cho lá bị vàng, khô đi, làm cho vỏ trái bị sần sùi như cám (đam).

Tạo điều kiện trong vườn thoáng mát, đủ ẩm. Dùng vòi nước phun mạnh lên lá, quả sẽ giảm mật độ nhện đáng kể.

Nếu bị hại nặng, phun các loại thuốc đặc trị nhện như Daniton, Comite, Politrin....

 5. Rệp sáp:

Thường ở trên cành non, trái để chích hút nhựa, ngoài ra chúng còn kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá và trái nơi chúng thải phân ra.

Khi mật độ cao cần phun các loại thuốc để phòng trị như Daniton, Comite …

     6. Bệnh chảy gôm:

Do nấm Phytophthora spp gây ra. Bệnh làm thối vỏ, thân cây ở gốc. Bệnh còn gây hại rễ tơ, thối quả, mũ chảy ra màu vàng có mùi hôi, bệnh lan trên ngọn thân hay phát triển vòng quanh gốc thân, nếu cây bị nặng lá có màu vàng và cây chết từng cành hoặc toàn thân.

*Biện pháp phòng trừ:

+  Dùng gốc ghép kháng bệnh.

+ Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ và huỷ những cành, cây bị nhiễm bệnh

+  Giữ độ ẩm nơi gốc cây đừng quá cao.

+  Chọn đất thoát nước tốt để trồng.

+  Khử đất trước khi trồng bằng vôi.

+  Không trồng cây quá sâu, thấp dưới mặt đất.

+Tăng cường chất hữu cơ cho đất (bón phân chuồng, phân gà, phân xanh).

+ Che tủ nhưng không sát gốc cây, hở gốc khoảng 10cm.

+  Tránh tạo vết thương ở rễ, gốc, thân cây.

Nếu cây đã bị bệnh thì cạo sạch bỏ phần vỏ bệnh đến phần gỗ, dùng Alliette hoặc  Ridomil để quét hoặc dùng thuốc Agri-fos để tiêm.

 

Tâm Sỹ - TTDVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.509.039
Truy câp hiện tại 6.388