Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Công điện về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò
Ngày cập nhật 25/05/2021

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020; đến ngày 10/5/2021, đã có trên 1.660 ổ dịch xảy ra tại 1.622 xã, thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh trên 44.700 con, số chết và tiêu hủy trên 5.100 con. Riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến ngày 17/5/2021 dịch bệnh VDNC đã xảy ra trên địa bàn 11 xã thuộc các huyện Quảng Điền, Phong Điền, A Lưới, Nam Đông với 56 con mắc bệnh và 1 con chết, tiêu hủy.

 

Trong khi đó tình hình tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò trên địa bàn thị xã đến ngày 20/5/2021 là 2.400 liều/KH 3200 liều (đạt tỷ lệ 75% so với kế hoạch,  một số phường, xã tiêm phòng đạt kết quả thấp dưới 50%.

Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 9 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu bò. Ngày 21 tháng 5 năm 2021, UBND thị xã đã ban hành công điện số 04/CĐ-UBND Về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò để chủ động kịp thời ngăn chặn, hạn chế thấp nhất bệnh VDNC lây nhiễm, lây lan diện rộng trên địa bàn, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu các ban ngành chuyên môn, UBND các phường, xã thực hiện các nội dung sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường

- Tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC theo quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của UBND thị xã về phòng, chống bệnh VDNC (Công văn số 3654/UBND-KT ngày 27/11/2020 của UBND thị xã về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi Cục trên trâu, bò; Công văn số 396/UBND-NN ngày 02/02/2021 của UBND thị xã về việc tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò; Kế hoạch số 770/KH-UBND ngày 12/3/2021 của UBND thị xã về việc ngăn chặn và phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; Công văn số 934/UBND-NN ngày 23/03/2021 của UBND thị xã V/v tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò và Công văn số 1231/UBND-KT ngày 14/4/2021 của UBND thị xã V/v triển khai các biện pháp  ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm  bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò); chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn.

- Đối với các phường, xã đang có dịch bệnh VDNC tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài.

- Các địa phương tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp dưới 70% phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, hộ nào không chấp hành tiêm phòng và các biện pháp phòng bắt buộc khác phải có biện pháp xử lý không dể dịch bệnh lây lan. Thời gian hoàn thành việc tiêm phòng vắc xin VDNC cho trâu bò trước ngày 30/5/2021 (đạt kết quả 80% trở lên so với tổng đàn trâu bò).

- Giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng… truyền bệnh.

- Kịp thời báo cáo tình hình dịch bệnh về UBND thị xã (Qua Trung tâm DVNN) và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC, bảo đảm vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ trâu, bò, không sử dụng sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.

2. Phòng Kinh Tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.

- Phân công cán bộ trực tiếp phối hợp với UBND các phường, xã để hướng dẫn người nuôi trâu bò thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin VDNC theo quy trình; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh; quản lý, giám sát lâm sàng. 

- Phối hợp với các lực lượng, ban ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển trâu bò, sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc.

- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, TT&TT thị xã thường xuyên thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tình hình, nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Chủ trì, bố trí nguồn kinh phí mua vắc xin VDNC và kinh phí phục vụ công tác ngăn chặn và phòng, chống bệnh VDNC (theo đề xuất của Trung Tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã), trình UBND thị xã xem xét, quyết định.

4. Trung tâm Văn hóa- Thông tin & Thể thao: Phối hợp với phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.

5. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển trau bò, sản phẩm trâu bò

 Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Pháp luật trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh trâu bò, sản phẩm trâu bò; chấp hành kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan chuyên môn. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách ghi chép các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc trâu bò, sản phẩm trâu bò khi cơ quan chức năng yêu cầu; chấp hành tiêm phòng vắc xin VDNC theo quy định.

 

Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 5.370