Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Ô nhiễm độc hại trong thực phẩm và những tác động đến sức khỏe con người
Ngày cập nhật 28/09/2021

Ô nhiễm thực phẩm và môi trường luôn là vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xuất hiện các tin bài về ô nhiễm trong thực phẩm và môi trường. Điều đó đã phản ánh thực trạng đáng báo động về lối sống và nhân cách giữa con người với con người và giữa con người với môi trường, với thiên nhiên.

 

Gần đây, báo chí và cả truyền thông có đưa tin về vụ vi phạm nghiêm trọng như trộn lõi pin cùng cafe để tạo màu đen và chất đắng khi đem ra thị trường .Trong khi đó, theo danh mục của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì lõi pin được xem là chất thải nguy hại không được xả thải ra môi trường và thuốc diệt cỏ thuộc loại hóa chất hạn chế sử dụng, cần được kiểm soát. Vì thế, an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm lớn đối với công chúng, với mức độ lo ngại ngày càng tăng cao mỗi khi phương tiện truyền thông lại đưa lên một vụ việc.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011- 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh khiến 123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm khiến 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới. Trong đó, có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn.

Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.

Cùng với đó, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y.

Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Có thể thấy thực trạng thực phẩm ở nước ta hiện nay đã tới mức báo động, đe dọa sức khỏe và cả tính mạng của cộng đồng. Hiện nay người dân vẫn chưa an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi, các loại thực phẩm sản xuất, nuôi trồng, chế biến trong nước và nhập khẩu ngày càng nhiều và đa dạng chủng loại nhưng việc quản lý nhà nước và tính chấp hành  pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao nên nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm phổ biến

Thực phẩm bẩn là một trong những vấn đề nhức nhối cho người tiêu dùng và cả người nuôi trồng. Hàng ngày người sản xuất thực phẩm lo lắng thực phẩm của họ không đạt chất lượng, dịch bệnh tấn công hay để tăng thêm lợi nhuận nên đã dùng nhiều biện pháp xử lý ngay cả việc sẳn sàng “tắm” lên thực phẩm của mình những hóa chất độc hại, mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, không quan tâm đến việc gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường. Bài viết hôm nay sẽ nói về việc thực phẩm bẩn bẩn ảnh hưởng đến con người cũng như tác động đến môi trường như thế nào?


          Rau nhiễm bẩn là do quá trình trồng trọt, nhiều nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất phun tưới lên rau củ quả, một lượng hóa chất dư thừa ngấm vào trong đất, ngấm vào nước và phát tán trong không khí góp phần gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc phun hóa chất lên các loại rau của quả thì việc vứt rác thải vô tội vạ ra khắp nơi cũng là một trong những hành động đầu độc môi trường. Những loại rác thải như bao bì, vỏ hộp hóa chất bảo quản thực vật, thuốc tăng trưởng hay những loại thực phẩm vứt ra ngoài môi trường mà không bỏ đúng nơi quy định sẽ bị phân hủy ngoài tự nhiên, trong quá trình phân hủy sẽ sản sinh ra chất độc, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Không chỉ có những người tiêu dùng mới chịu tác hại của thực phẩm bẩn mà ngay cả những người sản xuất thực phẩm bẩn cũng chịu ảnh hưởng. Trên thực tế những người nông dần sử dụng hóa chất để phun tưới lên các loại rau củ quả, những hóa chất này sẽ rơi xuống đất và ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của họ. Với nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc, thói quen sử dụng nước ngầm, nước giếng để chế biến thức ăn sẽ bị nhiễm độc cao hơn nhiều lần so với người tiêu dùng sử dụng thực phẩm nhiễm bẩn.

Ngoài việc hóa chất ngấm vào trong nguồn nước thì hóa chất trong quá trình phun tưới lên rau củ quả sẽ lẫn vào không khí, bám vào đồ đạc ít nhiều, lâu dài sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại Việt Nam, cứ mỗi năm thì có 150 nghìn người mới mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc ung thư mỗi ngày và có đến 75 nghìn người chết do sử dụng và tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Đây là một trong những con số thống kê tố cáo thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Để tránh cho những loại rau củ quả không bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất bảo vệ thực vật, người nông dần nên hạn chế việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất, sử dụng những biện pháp sinh học, giảm thiểu sử dụng lượng hóa chất ít nhất có thể trong quá trình chăm sóc rau củ quả của mình. Nếu sử dụng hóa chất để bảo vệ, chăm sóc rau củ quả cần tuân thủ lịch phun cụ thể, liều lượng hóa chất trong quá trình phun, khi chuẩn bị thu hoạch dừng phun từ 7 đến 10 ngày.

Đối với những mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, các cơ quan ban ngành cần kiểm định chất lượng rỏ ràng, nghiêm khắc sử phạt những cá nhân lợi dụng thuốc tăng trưởng, chất kích thích để bơm tẩm vào trong thịt, cá.

Về người tiêu dùng, để hạn chế những rũi ro thấp nhất những loại thịt cá cần được rửa sạch và kỹ, nấu chín trước khi ăn để giảm khả năng nhiễm độc, chọn những cơ sở uy tín để mua thịt cá, khi mua nên chọn những loại thịt cá có nguồn gốc rỏ ràng. Các loại rau củ quả cũng cần được rửa sạch với nước, rửa sạch tất cả kể cả những loại rau quả được gắn mác là “có thể dùng ngay không cần rửa với nước”. Có thể ngâm với nước rửa rau quả để nhanh chóng trung hòa, loại bỏ hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn hay ký sinh trùng bám trên rau củ quả.

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Song, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn khi thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực phẩm sẽ phát huy được công dụng của nó khi được đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc, vệ sinh trong quá trình sản xuất, chế biến. Vì vậy sức khỏe con người phụ thuộc rất nhiều vào loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày

Có thể nói, để phát huy vai trò của thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe con người, đảm bảo sự phát triển giống nòi thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ riêng trong lĩnh vực quản lý của ngành chức năng, mà đòi hỏi “nhà sản xuất thực phẩm có lương tâm” và mỗi người tiêu dùng "là nhà thông thái" nâng cao ý thức và hành động trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo cho lợi ích, sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

 

Hải Đăng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.537.994
Truy câp hiện tại 2.968