Tìm kiếm thông tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022
Ngày cập nhật 25/07/2022

Năm 2022 theo dự báo tình hình thời tiết, khí hậu thuỷ văn sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường; Các cấp, các ngành tổ chức quán triệt và chấp hành nghiêm các quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Ban Chỉ đạo PCTT và TKCN Trung ương và UBND tỉnh, UBND thị xã về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng và triển khai phương án chống hạn. Triển khai các biện pháp đồng bộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân. Để chủ động ứng phó với mọi tình huống xấu của thiên tai trong năm 2022 có thể xảy ra, BCH phòng chống thiên tai thị xã xây dựng phương án PCTT và TKCN năm 2022.

1. Trước thiên tai:

Với phương châm cảnh giác đề phòng là chính, đồng thời BCH PCTT và TKCN thị xã, các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

- UBND các xã, phường, các ngành chức năng tổ chức hội nghị đánh giá công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN năm 2021 đầy đủ và chính xác, từ đó xây dựng phương án PCTT và TKCN năm 2022.

- Các xã, phường phải thống kê cụ thể số nhà tạm, nhà cấp 4 có thể bị ảnh hưởng do thiên tai và triển khai giằng chống.

- Nắm lại cụ thể số hộ, số khu vực xung yếu có thể xảy ra hiểm hoạ về người, nhà cửa tạm bợ và có phương án chủ động cụ thể để sớm sơ tán tại chỗ hay tập trung, chủ yếu là người già, phụ nữ đang mang thai và trẻ em ra khỏi nơi nguy hiểm để báo cáo về BCH PCTT và TKCN thị xã (qua Văn phòng BCH PCTT và TKCN đặt tại phòng Kinh tế) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, BCH PCTT và TKCN tỉnh và UBND thị xã.

- Đối với các xã, phường phải lấy đơn vị tổ dân phố, thôn, xóm để xây dựng phương án sát với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đảm bảo đạt hiệu quả cao, gắn với các hộ gia đình.

- Bố trí kinh phí để phục vụ công tác PCTT và TKCN, chú trọng đến kinh phí để dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, những mặt hàng thiết yếu, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

- Phương án PCTT và TKCN và những thông tin về thiên tai phải được thông báo kịp thời đến tận người dân.

- Nơi trọng điểm phải bố trí phương tiện, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết tại chỗ để chủ động giải quyết tình huống xảy ra, không trông chờ ỷ lại vào cấp trên.

- Quán triệt đến từng hộ gia đình, mỗi hộ gia đình phải chuẩn bị ít nhất đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, các mặt hàng thiết yếu đủ sử dụng trong thời gian 7 - 10 ngày.

- Nắm chắc các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác PCTT và TKCN trong phạm vi mình quản lý để huy động khi cần thiết.

- Tổ chức kiểm tra các công trình phục vụ dân sinh để có kế hoạch duy tu, sửa chữa kịp thời và các nguồn lợi thủy sản trước mùa mưa bão.

- Tất cả các ngành, các địa phương phải cử cán bộ theo dõi tổng hợp tình hình giúp cho thủ trưởng đơn vị, cho BCH PCTT và TKCN của mình và giữ liên lạc thường xuyên với BCH PCTT và TKCN thị xã.

- Các thành viên trong BCH PCTT và TKCN thị xã được phân công địa bàn phụ trách xuống tận cơ sở để đôn đốc tham gia xây dựng vào phương án PCTT và TKCN của địa bàn mình phụ trách sát với tình hình thực tế của địa phương.

- Tiến hành sửa chữa, chằng chống nhà cửa, chặt tỉa các cành cây ở các trục đường giao thông, hành lang an toàn điện và cơ quan công sở làm việc trước mùa mưa bão.

2. Trong thiên tai:

- Ngoài việc tổ chức thực hiện theo phương án đã đề ra cần chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh một cách có hiệu quả nhất.

- Tổ chức trực chỉ huy 24/24 giờ, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các lực lượng, các thành viên, cán bộ chủ chốt phụ trách các địa bàn để tập trung giải quyết tốt các tình huống xấu xảy ra. Chú trọng đến công tác cứu nạn, cứu hộ, ổn định nơi ăn, chỗ ở cho những gia đình bị thiệt hại.

- Thông tin kịp thời tình hình thiệt hại cũng như biện pháp xử lý và có sự chỉ đạo kịp thời từ trên xuống dưới một cách chặt chẽ, chủ động kêu gọi sự giúp đỡ của tất cả mọi người, mọi nhà để có nguồn phục vụ cho công tác cứu trợ tại chỗ.

- Đảm bảo thông tin liên lạc từ trên xuống dưới, nhất là những vùng hay bị chia cắt.

- Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trong từng khu vực và trên địa bàn toàn thị xã.

- Những vùng bị thiên tai thường xuyên theo dõi, khi có cảnh báo nguy hiểm cần di dời tại chỗ và sơ tán, di dời dân, phương tiện đến các trường học, trụ sở UBND xã, phường, trạm y tế, đình làng, nhà kiên cố có vị trí cao; khi thiên tai xảy ra, các xã, phường phải cử lãnh đạo luôn luôn có mặt trực tiếp cùng với dân để chỉ đạo và phải đảm bảo thông tin liên lạc với BCH PCTT và TKCN, UBND cấp xã, phường và thị xã.

3. Sau thiên tai:

- UBND các xã, phường, Văn phòng BCH PCTT và TKCN (Cơ quan trực BCH PCTT và TKCN), các thành viên BCH PCTT và TKCN thị xã kịp thời chỉ đạo thực hiện thống kê tình hình thiệt hại, chủ động khắc phục hậu quả để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân, động viên giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những gia đình gặp nhiều khó khăn, gia đình chính sách, neo đơn.

- Tập trung công tác cứu trợ cho những nơi bị thiệt hại nặng, đối tượng chính sách, phòng, chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm, vệ sinh tốt môi trường.

- Đánh giá những việc làm được, chưa làm được, bổ sung phương án chủ động lãnh đạo, chỉ đạo khi có thiên tai tiếp tục xảy ra. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCTT và TKCN.

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Văn Phước - Phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 892