Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Bình Thành, thị xã Hương Trà đến năm 2040
Ngày cập nhật 09/01/2023

Ngày 29 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà đã ban hành Quyết định số 1960/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Bình Thành, thị xã Hương Trà đến năm 2040 với những nội dung sau:

1.  Vị trí, phạm vi ranh giới:

- Vị trí: Xã nằm cách trung tâm thị xã Hương Trà khoảng 30 km về phía Đông Nam và cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 17 km về phía Tây Nam.

- Phạm vi ranh giới:

+ Phía Bắc tiếp giáp phường Hương Hồ và xã Hương Thọ, thành phố Huế;

+ Phía Nam tiếp giáp xã Hương Nguyên, huyện A Lưới;

+ Phía Đông tiếp giáp xã Hương Thọ, thành phố Huế và xã Dương Hoà, thị xã Hương Thủy;

+ Phía Tây tiếp giáp giáp xã Bình Tiến và xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.

2. Quy mô lập quy hoạch:

- Quy mô đất đai: tổng diện tích tự nhiên 6.389,72 ha.

- Quy mô dân số:

+ Dân số hiện trạng: 4.843 người.

+ Dân số quy hoạch đến năm 2040: 9.600 người.

3. Mục tiêu:

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung những định hướng quy hoạch chung sao cho phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

- Quy hoạch các loại đất phù hợp và đồng bộ với định hướng phát triển (đất ở, đất xây dựng công trình công cộng, đất hạ tầng kỹ thuật và đất sản xuất…) đảm bảo hiệu quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, an ninh - quốc phòng được giữ vững trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2030 và đến năm 2040.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, kiểm soát không gian kiến trúc và cảnh quan trên địa bàn xã, làm cơ sở đầu tư, thu hút đầu tư các dự án có hiệu quả và ổn định đối với các điểm dân cư nông thôn, các khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, ...

- Gắn Chương trình xây dựng nông thôn mới vào các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn phù hợp nhu cầu phát triển của địa phương.

- Thúc đẩy hợp tác, liên kết phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đáp ứng sự chống chịu với sự biến đổi khí hậu để phát triển ổn định.

4. Tính chất:

Khu vực có nhiều tiềm năng về phát triển nông, lâm nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch; phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp.

5. Quy mô dân số, lao động; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu.

a. Quy mô dân số và lao động: Dự báo dân số đến năm 2040 khoảng 9.600 người; Tỷ lệ tăng dân số  trung bình khoảng 1,13% so với dân số cố định; Dự báo số lượng lao động đến năm 2040 khoảng 7.000 người.

b. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu: Các yêu cầu và chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo Điều 18 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ; Điều 8 Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/7/2015 của Bộ Xây dựng; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT- BXD ngày 19/5/2021; QCVN 7:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.

6. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã

6.1. Xác định cơ cấu phân khu chức năng toàn xã

6.1.1. Khu vực sản xuất nông nghiệp:

- Vùng trồng rừng sản xuất chủ yếu tập trung tại thôn Tân Thọ, thôn Hòa Hợp và thôn Bồ Hòn giữ nguyên theo hiện trạng, hình thành các vùng cây công nghiệp có năng suất cao, đồng thời chuyển giao một số diên tích lâm nghiệp cho hộ dân quản lý phát triển sản xuất để tạo điều kiện thu nhập kinh tế cho người dân địa phương, nhằm khai thác quỹ đất, tăng năng suất.

- Vùng trồng trọt: chuyển đổi và hình thành các vùng cây ăn quả và dược liệu có năng suất cao như Cam, Quýt, Thanh Long,... tại các vùng đất trồng trọt hiện hữu, bên cạnh đó định hướng quy hoạch các vùng trồng trọt tập trung mới tại khu vực thôn Bồ Hòn, thôn Hòa Hợp.

- Vùng trồng lúa: giữ nguyên các vùng trồng lúa hiện hữu, áp dụng các công nghệ và cây giống mới nhằm tăng năng suất.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Giữ nguyên các vùng nuôi trồng thủy sản.

+ Vùng trang trại tập trung: hình thành khu trang trại tập trung tại khu vực thôn Tân thọ, thôn Tam Hiệp. Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từng bước cơ giới hóa quá trình sản xuất, lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh, đem lại hiệu quả cao. Khuyến khích áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tạo năng lượng, tái sử dụng vào quá trình sản xuất góp phần bảo vệ môi trường

6.1.2. Khu vực cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tập trung tại khu vực phía Bắc Quốc lộ 49 thuộc thôn Tân Thọ gồm: cụm công nghiệp Bình Thành; khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Cụm công nghiệp Bình Thành gồm các ngành: Chế biến gỗ công nghiệp, mộc mỹ nghệ; chế biến gỗ ván ép, viên nén gỗ hỗn hợp; sản xuất sản phẩm chiếu, chổi nhựa; chế biến nông sản, thực phẩm từ gia súc, gia cầm,…

- Khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Là nơi tập trung các hộ sản xuất nhỏ lẻ với các ngành nghề: cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng, sản xuất bún, may mặc,... nhằm hình thành điểm sản xuất tập trung, đảm bảo việc quản lý về môi trường sản xuất.

6.1.3. Khu phát triển dịch vụ:

Hình thành các khu thương mại dịch vụ dọc đường Quốc lộ 49 và trên tuyến đường đi qua cầu mới thuộc thôn Phú Tuyên, Hoà Dương phát triển các loại hình dịch vụ thương mại cung cấp các dịch vụ phục vụ giao thông trên tuyến quốc lộ 49, vừa trở thành điểm dịch vụ đón tiếp, dừng chân cho du khách tham quan du lịch sinh thái.

6.1.4. Khu phát triển du lịch:

Hình thành các vùng du lịch gắn với hồ Khe Bội và Khu du lịch sinh thái Khe Đầy. Phát triển vùng du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm.

6.1.5. Khu vực dân cư mới:

Quy hoạch các điểm dân cư ở mới xen ghép với các khu vực dân cư hiện trang, trên cơ sở khai thác các quỹ đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp sản xuất không hiệu quả có địa hình thuận lợi với tổng diện tích 26,36 ha.

6.1.6. Khu vực làng xóm cũ cải tạo

Giữ lại các làng xóm hiện hữu, chỉnh trang các tuyến đường theo định hướng quy hoạch.

6.1.7. Khu vực trung tâm xã

Hình thành trung tâm của xã quy mô khoảng 24,16 ha tại xã tại thôn Phú Tuyên và Tam Hiệp. Chỉnh trang công trình, mở rộng diện tích đất các công trình công cộng có diện tích nhỏ đảm bảo đạt diện tích tối thiểu theo quy định.

6.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

- Khu trung tâm hành chính xã giữ nguyên vị trí tại thôn Phú Tuyên và Tam Hiệp, mở rông diện tích lên 24,16 ha. Chỉnh trang cải tạo các công trình trụ sở, công trình hạ tầng thiết yếu hiện có và xây dựng mới các công trình còn thiếu hay đã xuống cấp không thể cải tạo.

- Khu dân cư hiện trạng: định hướng cải tạo chỉnh trang bổ sung các thiết chế văn hóa như nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi nhằm đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt văn hóa – TDTT, vui chơi giải trí của người dân

- Khu ở mới: phát triển các khu ở mới trên cơ sở các quỹ đất nông nghiệp kém hiệu quả, có vị trí và điều kiện xây dựng thuận lợi. Trong giai đoạn quy hoạch ưu tiên phát triển các khu ở mới gần khu trung tâm xã và xen ghép vào các điểm dân cư hiện trạng.

- Chỉnh trang mở rộng các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, ngõ xóm, các tuyến giao thông nội đồng để đáp ứng nhu cầu đưa cơ giới hóa.

- Phân khu chức năng về thương mại, công trình công cộng, dịch vụ, tôn giáo, tín ngưỡng, yếu tố lịch sử,... trên cơ sở gắn kết chặt chẽ các mối tương quan để hỗ trợ phát triển.

- Đối với hiện hữu, giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của xã. Diện tích đất trồng lúa vẫn được duy trì và phát triển. Định hướng các vùng sản xuất và không gian sinh thái tạo sự phát triển bền vững cho toàn xã. Hình thành các cụm công nghiệp, phát triển hình thức quy mô hợp tác xã, thành lập các trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm thúc đẩy Bình Thành phát triển một cách mạnh mẽ.

- Phát triển vùng dịch vụ du lịch tại Khe Đầy (thôn Hòa Hợp) và Hồ Khe Bội (thôn Phú Tuyên). Vùng sản xuất công nghiệp, TTCN tại thôn Tân thọ trên tuyến Quốc lộ 49 tiếp giáp giáp thành phố Huế.

6.3. Định hướng hệ thống công trình công cộng, hạ tầng xã hội

6.3.1. Trung tâm xã

Hình thành trung tâm của xã quy mô khoảng 24,16 ha, hình thành trên cơ sở hiện trạng của xã tại thôn Phú Tuyên và Tam Hiệp. Các công trình được bố trí tập trung bao gồm: Trụ sở HĐND &UBND xã Bình Thành, nhà Văn hóa xã, công viên trung tâm, sân TDTT, bưu điện, trạm y tế, công an xã, chợ và các trường học như Tiểu học và THCS, trường mầm non.

6.3.2. Trung tâm  Văn hóa - TDTT

Nhà văn hóa xã có quy mô khoảng 7.907 m2, bố trí tại trung tâm của xã tại thôn Tam Hiệp.

Xây mới phòng tập thể thao, các sân chơi bóng chuyền, cầu lông tại sân thể dục thể thao diện tích 15.353 m2 tại thôn Tam Hiệp.

6.3.3. Trạm Y tế

Trạm Y tế xã có quy mô khoảng 4.696 m2 (diện tích giảm do trừ lộ giới các tuyến đường QH) đã được xây mới, bố trí tại trung tâm của xã thôn Tam Hiệp có vị trí ngay nút giao nhau của đường liên xã và đường liên thôn.

6.3.4. Chợ

Chợ Bình Thành quy mô 6.457 m2 (diện tích giảm do trừ lộ giới các tuyến đường QH) vị trí trên tuyến đường liên xã thuộc thôn Tam Hiệp, cải tạo nâng cấp và xây mới thêm một số hạng mục để dảm bảo nhu cầu sử dụng.

6.3.5. Các công trình giáo dục

Trong địa bàn xã có đầy đủ hệ thống giáo dục. Định hướng hệ thống trường học xã Bình Thành như sau:

Trường Mầm non: gồm 02 điểm trường phục vụ cho toàn xã. Cụ thể:

+ Cơ sở chính tại thôn Tam Hiệp: Mở rộng diện tích đất lên 3.082 m2. Đầu tư xây dựng thêm các khu chức năng, phòng học, trang thiết bị để đạt trường chuẩn quốc gia.

+ Cơ sở 2 tại thôn Hoà Dương: Đầu tư xây dựng thêm các khu chức năng, phòng học, trang thiết bị để đạt trường chuẩn quốc gia.

Trường THPT: Giữ nguyên hiện trạng trường THPT Bình Điền, tăng diện tích lên 31.710 m2.

Trường THCS: Giữ nguyên vị trí hiện trạng, mở rộng diện tích lên 12.286 m2. Đầu tư xây dựng thêm các khu chức năng, phòng học, trang thiết bị để đạt trường chuẩn quốc gia.

Trường Tiểu học: Giữ nguyên vị trí hiện trạng, giảm diện tích đất xuống 31.116 m2.

6.3.6. Các công trình văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng

Cải tạo và mở rộng nhà sinh hoạt cộng đồng nhằm tạo điểm sinh hoạt rỗng rãi, thoáng mát, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, diện tích quy hoạch nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng 7 thôn là 9.876 m2.

6.3.7. Các công trình công viên vui chơi giải trí, thể dục thể thao

Xây dựng mới công viên trung tâm gần cầu mới với diện tích 10.515 m2.

Bố trí các công viên trung tâm thôn trên các tuyến đường liên thôn chuyển đổi từ quỹ đất trồng cây hằng năm và lâu năm, quy mô khoảng 13.859 m2.

Quy hoạch sân thể dục thể thao tại điểm thôn Bồ Hòn, gần nhà văn hóa thôn nhằm đáp ứng nhu cầu thể dục, thể thao cho người dân tại thôn Bồ Hòn và các thôn lân cận với diện tích 5.883 m2;

Cải tạo và bổ sung thêm khu chức năng cho 2 khu thể dục thể thao của xã tại thôn Tam Hiệp với diện tích 15.353 m2 và thôn Hiệp Hòa với diện tích 2.463 m2.

6.3.8. Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng

Các công trình tôn giáo tín ngưỡng được giữ nguyên, cải tạo trùng tu nhằm gìn giữ nét văn hóa của người dân nơi đây.

6.3.9. Công trình an ninh

Xây dựng trụ sở công an mới tại vị trí trụ sở UBND xã quy mô khoảng  1.500 m2.

6.4. Định hướng sử dụng đất theo nhu cầu phát triển

6.4.1. Đất nông nghiệp: Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2040, diện tích các loại đất nông nghiệp được bố trí sử dụng như sau:

- Đất trồng lúa nước: Diện tích 32,49 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 212,14ha;

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 379,13 ha;

- Đất trồng rừng sản xuất: Diện tích 1.611,44 ha;

- Đất rừng phòng hộ: 2.722,45 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 1,27 ha.

- Đất nông nghiệp khác: 0,38 ha.

6.4.2. Đất phi nông nghiệp: Đến năm 2040, các loại đất phi nông nghiệp được bố trí sử dụng như sau:

- Đất ở: Diện tích 135,07 ha;

+ Đất ở hiện trạng chỉnh trang: Diện tích 108,71 ha;

+ Đất ở quy hoạch mới: Diện tích 26,36 ha;

- Đất công cộng (trụ sở cơ quan, y tế, văn hóa, chợ, trường học, điểm bưu điện văn hóa xã) diện tích 10,00 ha;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích là 2,86 ha;

+ Đất xây dựng y tế: Diện tích là 0,47 ha;

+ Đất xây công cộng khác (đất xây dựng cơ sở văn hóa, sinh hoạt cộng đồng): Diện tích là 1,09 ha;

+ Đất bưu điện văn hóa xã: Diện tích 0,03 ha;

+ Đất trường học: Diện tích 4,90 ha.

+ Đất chợ: Diện tích 0,65 ha.

- Đất cây xanh, thể dục thể thao: Diện tích 4,81 ha.

+ Đất cây xanh công viên: Diện tích 2,44 ha;

+ Đất TDTT: Diện tích 2,37 ha.

- Đất tôn giáo, danh lam, di tích, đình đền: Diện tích 0,84 ha.

- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp và làng nghề: Diện tích 89,73 ha.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng: Diện tích 0,11 ha.

- Đất xây dựng các chức năng khác: Diện tích 93,42 ha.

+ Đất trường THPT: Diện tích 3,17 ha;

+ Đất du lịch: Diện tích 25,52 ha;

+ Đất thương mại dịch vụ: Diện tích 14,17 ha;

+ Đất hỗn hợp: Diện tích 50,56 ha;

- Đất hạ tầng kỹ thuật: Diện tích 903,94 ha.

+ Đất giao thông: Diện tích 115,78 ha;

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 12,65 ha;

+ Đất hạ tầng kỹ thuật khác (công trình năng lượng, đầu mối…): Diện tích 775,51ha;

- Đất hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ( công trình thủy lợi): Diện tích 2,60 ha.

- Đất quốc phòng an ninh: Diện tích 41,61 ha.

  - Đất quốc cây xanh cách ly: Diện tích 16,25 ha..

6.4.3. Đất khác

- Đất dự trữ phát triển: Diện tích 3,50 ha.

- Đất sông ngòi, kênh rạch, mặt nước chuyên dùng: Diện tích 113,21 ha.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích 15,33 ha.

6.5. Định hướng tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật

6.5.1. Chuẩn bị kỹ thuật: Xã Bình Thành thuộc vùng núi, độ dốc tự nhiên lớn, giải pháp san nền chung toàn xã là bám sát địa hình tự nhiên, hạn chế đào đắp, tránh sạt lở.

* Nền xây dựng:

- Đối với khu dân cư hiện trạng: tôn trọng địa hình tự nhiên hiện có, chỉ can thiệp tại khu vực xây dựng công trình.

- Đối với khu dân cư mới: tôn trọng địa hình tự nhiên hiện có, san nền theo cao độ tính toán, tuy nhiên cần có sự khớp nối giữa khu vực xây dựng mới và khu vực hiện trạng, tránh ảnh hưởng đến khu vực cũ.

* Thoát nước mặt:

- Khu dân cư: Định hướng chung là chảy theo địa hình tự nhiên và mương thoát nước dọc theo các đường nội bộ thôn và liên thôn;

- Khu vực trung tâm xã: xây dựng mới các cống có đường kính D600, D800, D1000 dọc theo các đường chính;

- Lưu vực thoát nước: Toàn bộ xã được chia thành 02 lưu vực chính:

+ Lưu vực 1: toàn bộ khu vực phía Nam sông Hữu Trạch thoát về các hồ Khe Ngang, Khe Bội và Khe Đầy,…Sau đó thoát ra sông Hữu Trạch để thoát về phía Đông.

+ Lưu vực 2: Toàn bộ khu vực phía Bắc sông Hữu Trạch thoát theo theo địa hình tự nhiên qua các cống ngang đường trên Quốc lộ 49 về sông Hữu Trạch.

6.5.2. Quy hoạch hệ thống giao thông

a. Giao thông đối ngoại:

- Quốc lộ 49: Lộ giới 31m; mặt cắt ngang (6,5m+18m+6,5m).

- Tỉnh lộ 12D: Đoạn từ cầu treo Bình Thành đến chợ Bình Thành lộ giới 24m; mặt cắt ngang (4,5m+15,0+4,5m);

- Tỉnh lộ 12D: Đoạn từ chợ Bình Thành đến Khe Đầy. Lộ giới 19,5m, lòng đường rộng 10,5m, hè đường rộng mỗi bên 4,5 m.

b. Giao thông đối nội: Gắn liền với định hướng phát triển trong tương lai, quy hoạch hệ thống giao thông cụ thể như sau:

- Đường nối dài của tỉnh lộ 12D: Lộ giới 24m; mặt cắt ngang (4,5m+15,0+4,5m);

- Đường liên thôn từ thôn Tam Hiệp đến thôn Hoà Hợp; từ thôn Phú Tuyên đến thôn Hoà Dương: Lộ giới 19,5m; mặt cắt ngang (4,5m + 10,5m + 4,5m);

- Đường liên thôn chính: Lộ giới 13,5m; mặt cắt ngang (3m + 7,5m +3m).

- Đường liên thôn khác: Lộ giới 12,0m; mặt cắt ngang (3m + 6,0m +3m).

- Đường ngõ xóm: Lộ giới đường tối thiểu 7,5m.

c. Công trình phục vụ giao thông

 - Giữ lại cầu treo Bình Thành phục vụ phát triển du lịch, xây dựng mới 01 cầu vị trí song song, bên cạnh cầu treo cũ.

- Xây dựng mới một cầu tại tuyến đường liên thôn kết nối thôn Phú Tuyên đến thôn Hoà Dương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của xã.

d. Đường giao thông phục vụ sản xuất: Lộ giới đường tối thiểu 5,5m.

6.5.3. Cấp nước

- Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước:

+ Cấp nước sinh hoạt: 60 l/người.ngđ; tỷ lệ cấp nước sạch 100% dân số;

+ Nước cấp cho công trình công cộng, dịch vụ khác: 10% cấp nước sinh hoạt;

+ Nước nước cho công nghiệp, sản xuất: 20m3/ha (tính cho 60% diện tích công nghiệp);

+ Nước phục vụ tưới cây, rửa đường: 8% cấp nước sinh hoạt;

+ Nước dự phòng, rò rỉ: 15% Qtổng

+ Tổng nhu cầu cấp nước ngày dùng nước lớn nhất (làm tròn): 2.300 m3/ngđ.

- Nguồn nước: Nâng cấp nhà máy cấp nước Bình Thành; Công suất tính toán đến năm 2025 nâng công suất lên 1.500 m3/ng.đ; năm 2030 đạt 2.300m3/ng.đ.

- Mạng lưới:

+ Mạng lưới đường ống sử dụng mạng lưới kết hợp.

+ Giữ nguyên hiện trạng hệ thống cấp nước đã có ở địa bàn xã.

+ Nâng cấp đường ống chính chạy dọc theo đường quốc lộ 49A có đường kính D160-D250 cấp cho khu vực công nghiệp ở phía Bắc.

+ Xây dựng mới các tuyến nhánh phân phối đến khu dân cư mới và khu du lịch Khe Đầy, Khe Bội và các khu vực dân cư hiện trạng chưa được cấp nước, đường kính từ D50-D90.

+ Đường ống xây dựng mới ưu tiên sử dụng đường ống HDPE để cấp nước cho khu vực nghiên cứu. Các tuyến chính sử ống đường kính từ D90 trở lên, các nhánh sử dụng ống D75, D63, D50; Đường ống được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 0,7m (đối với ống có đường kính nhỏ hơn D75 đặt trên vỉa hè) và tối thiểu 1,1m (đối với ống qua đường xe chạy).

- Giải quyết áp lực: Mạng lưới cấp nước tính đảm bảo cấp nước cho nhà thấp tầng.

- Giải quyết khi có cháy: Tận dụng hệ thống sông suối ao hồ trong khu vực làm nguồn nước chữa cháy, khi có cháy xảy ra sử dụng xe cứu hỏa lấy nguồn nước sông, suối ao, hồ gần nhất để chữa cháy.

6.5.4. Cấp điện, chiếu sáng và hạ tầng viễn thông thụ động

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt dân dụng:

+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 150 KW/người/năm;

+ Cấp điện công trình công cộng, TMDV: 35% PTSH;

+ Cấp điện công trình công nghiệp: 160 kW/ha;

+ Chỉ tiêu công viên cây xanh: 0,5 W/m2.

+ Chiếu sáng đường: 1 W/m2.

+ Hệ số công suất: 0,85.

+ Hệ số không đồng thời:  0,8.

+ Điện dự phòng: 10% tổng công suất tính toán.

- Tổng nhu cầu cấp điện cho khu vực nghiên cứu là: 17.200 KVA.

- Nguồn điện: Đấu nối với nguồn điện Trạm biến áp 110 kV Huế công suất 2x40 MVA;

- Lưới điện: Lưới trung áp 22kV giữ nguyên hiện trạng, chỉ thay mới các tuyến dây đã qua hạn sử dụng.

+ Kéo đường dây hạ thế 22/0,4kV và trung thế 22kV theo các trục giao thông quy hoạch đến các khu dân cư mới.

+ Xây dựng tuyến điện đường chiếu sáng ở khu trung tâm xã và các tuyến rẽ. Tập trung khu vực công trình công cộng, công viên cây xanh,...

+ Trạm hạ áp 22/0,4kV: Giữ nguyên 09 trạm biến áp. Xây mới 7 trạm biến áp công suất 100-250kva phục vụ khu dân cư mới, các khu du lịch sinh thái, chợ, khu thương mại dịch vụ.

- Định hướng quy hoạch theo quy định tại Điều 40 Nghị định 25/2011/NĐ- CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông; hệ thống viễn thông thụ động định hướng đến năm 2035 đảm bảo nhu cầu phủ sóng sử dụng cho trên 95% dân số; đạt trên 20 hộ thuê bao sử dụng internet /100 dân.

6.5.5. Thoát nước thải, quản lý chất tải rắn và nghĩa trang

Các chỉ tiêu chính:

- Chỉ tiêu thoát nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt lấy bằng 80% khối lượng nước cấp sinh hoạt;

+ Nước thải từ công trình công cộng, TMDV,… lấy bằng 80% cấp nước công trình công cộng.

+ Nước thải từ quá trình sản suất lấy bằng 80% cấp nước sản suất.

- Chỉ tiêu thu gom chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: 0,8 kg/người.ngày, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%;

+ Chất thải rắn công cộng: 10% CTR sinh hoạt.

+ Chất thải rắn từ quá trình sản suất: 0,3 tấn/ha.ngày tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%.

- Tiêu chuẩn đất nghĩa trang: 0,04 ha/1.000 dân.

- Thoát nước sinh hoạt dự kiến thoát nước chung với hệ thống thoát nước mặt, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh như sau: Các hộ dân chưa đủ điều kiện: sử dụng xí 2 ngăn, ủ phân hợp vệ sinh; Các hộ dân chăn nuôi hay có điều kiện và khả năng kinh tế: xây dựng bể tự hoại hoặc bể bioga để xử lý phân, nước thải; Nước thải sinh hoạt từ các khu công cộng: phải xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước, chất lượng nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

- Nước thải khu vực công nghiệp - dịch vụ được xử lại tại nguồn, công suất trạm xử lý công nghiệp tập trung sẽ được tính toán trong bước quy hoạch chi tiết. Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn sẽ xả thải ra nguồn tiếp nhận.

- Nước thải và phân gia súc từ các khu chuồng trại chăn nuôi lớn sẽ được xử lý bằng bể bioga, tạo năng lượng để đun bếp, thắp sáng.

- Hệ thống thoát nước của điểm tiểu thủ công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng; Nước thải sản xuất phải xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Mỗi điểm tiểu thủ công nghiệp có 1 trạm xử lý nước thải với công suất 100 m3/ngd.

- Thu gom và xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt: phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn thành 2 loại vô cơ và hữu cơ; CTR hữu cơ cho chăn nuôi gia súc, ủ, tạo thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp; chất thải rắn vô cơ được thu gom vận chuyển lên lò đốt rác riêng của xã Hương Bình.

- Nghĩa trang:

+ Sau năm 2025 tổ chức đóng cửa các khu nghĩa địa hiện hữu không phù hợp quy định; Vận động nhân dân tự di dời và không mở rộng phát triển thêm, đối với những hộ khi có người thân qua đời an táng tại khu quy hoạch nghĩa trang mới của xã nhằm đảm bảo sức khỏe, môi trường không bị ô nhiễm cho người dân.

+ Quy hoạch 01 nghĩa trang nhân dân tập trung, quy mô 5,42 ha tại thôn Hoà Hợp đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định.

6.6. Đánh giá tác động môi trường

6.6.1. Đánh giá hiện trạng môi trường

- Môi trường nước (nước thải, nước mặt, nước ngầm...); môi trường không khí, tiếng ồn; môi trường không đất; quản lý chất thải rắn.

- Môi trường sinh thái (về rừng, nông nghiệp, nước...) .

- Rủi ro môi trường.

6.6.2. Đánh giá tác động và diễn biến môi trường theo của định hướng phát triển

- Đánh giá tác động theo các định hướng phát triển không gian.

- Diễn biến các thành phần môi trường: Diễn biến môi trường không khí, tiếng ồn; diễn biến môi trường đất; môi trường nước; môi trường sinh thái. Diễn biến thay đổi cảnh quan; môi trường kinh tế - xã hội; môi trường văn hóa – lịch sử; tai biến và rủi ro môi trường.

6.6.3. Biện pháp phòng ngừa

- Giải pháp bảo vệ môi trường đối với các khu vực sinh thái nông nghiệp và khu ở; khu vực bảo tồn sinh thái.

- Giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn.

- Các giải pháp quản lý, cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức công tác bảo vệ môi trường. Cơ chế quản lý và giám sát tại các nguồn phát sinh chất thải.

6.6.4. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường: Bố trí mạng lưới quan trắc, kiểm tra chất lượng môi trường đất, nước, không khí và dự báo khí tượng thủy văn nhằm phát hiện kịp thời mọi biến động, thay đổi để có phương sách điều chỉnh thích nghi. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm. Việc quan trắc chất lượng môi trường cần được tiến hành định kỳ nhằm quản lý và kiểm soát được môi trường.

Tập tin đính kèm:
Hương Thảo - Phòng QLĐT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.565.894
Truy câp hiện tại 340