Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Bình Tiến đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày cập nhật 11/07/2023

Ngày 30 tháng 6 năm 2023, UBND thị xã đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng  xã Bình Tiến đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Phạm vi áp dụng

1. Quy mô: Phạm vi nghiên cứu đối với Quy hoạch chung là toàn bộ địa giới hành chính xã Bình Tiến, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quy mô đất đai: Diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 967,91 ha;

- Quy mô dân số dự kiến: dân số năm 2020 khoảng 6.800 người, 1.700 hộ. Đến năm 2035 dự kiến 8.254 người, dịnh hướng đến năm 2050 là 10.018 người, 2505 hộ. Tỷ lệ tăng cơ học là 1,3%..

2. Vị trí địa lý : Xã Bình Tiến với tổng diện tích đất tự nhiên 140km2, ranh giới được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Bình Thành thị xã Hương Trà.

+ Phía Tây giáp xã Phong Sơn thị xã Hương Trà, xã Hồng Hạ và xã Hương  Nguyên thị xã A Lưới.

+ Phía Nam giáp xã Bình Thành thị xã Hương Trà, xã Hương Nguyên thị xã A Lưới.

+ Phía Bắc giáp phường Hương Vân, xã Hương Bình và xã Bình Thành thị xã Hương Trà.

3. Tính chất :

Bình Tiến là đô thị vệ tinh mang tính chiến lược phát triển theo hướng đô thị của thị xã Hương Trà nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung; là địa bàn có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển mạnh về lâm nghiệp, dịch vụ- thương mại và các ngành nghề chế biến nông- lâm sản khác; Phát triển sản xuất, chỉnh trang và xây dựng mới kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn.

II. Cấp giấy phép xây dựng

1. UBND thị xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và nhà ở riêng lẻ có thiết kế 7 tầng trở lên đã được thẩm tra.

 2. Hồ sơ, trình tự và thời gian xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thực hiện theo mẫu quy định tại thông tư 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế tại quyết định số 475/QĐ-UBND

III. Đối với các công trình công cộng

1. Cấp xã:

1.1. Trung tâm hành chính.

- Trụ sở UBND xã: Diện tích 7578,5m2.

+ Mật độ xây dựng : 40%.

+ Tầng cao tối đa: 3 tầng.

* Đối với quy hoạch chi tiết cần lưu ý:

+ Hình thức kiến trúc: công trình có mái, hình thức mái bằng hoặc mái dốc.

+ Khoảng lùi công trình: 6m so với chỉ giới đường đỏ.

+ Màu sắc công trình: phù hợp với cảnh quan xung quanh.

- Đài tưởng niệm: Diện tích     m2.

+ Mật độ xây dựng : 20-30 %.

+ Tầng cao tối đa: 1 tầng.

* Đối với quy hoạch chi tiết cần lưu ý:

+ Hình thức kiến trúc: công trình là khối trụ hoặc bức tường.

+ Khoảng lùi công trình: 6m so với chỉ giới đường đỏ.

+ Màu sắc công trình: phù hợp với cảnh quan xung quanh.

1.2. Trung tâm văn hóa thể thao xã:

- Sân vận động thể dục thể thao với diện tích 10.078m2.

+  Mật độ xây dựng: 10-20 %.

+ Tầng cao tối đa: 1 tầng.

* Đối với quy hoạch chi tiết cần lưu ý:

+ Hình thức kiến trúc: công trình có mái dốc.

+ Khoảng lùi công trình: 6m so với chỉ giới đường đỏ.

+ Màu sắc công trình: phù hợp với cảnh quan xung quanh.

- Nhà văn hóa xã với diện tích 2.408m2.

+  Mật độ xây dựng: 40 %.

+ Tầng cao tối đa: 2 tầng.

* Đối với quy hoạch chi tiết cần lưu ý:

+ Hình thức kiến trúc: công trình có mái dốc.

+ Khoảng lùi công trình: 6m so với chỉ giới đường đỏ.

+ Màu sắc công trình: phù hợp với cảnh quan xung quanh.

2. Cấp thôn:

a. Nhà văn hóa thôn xây mới:

- Vị trí: Xây dựng nhà văn hóa các thôn trên địa bàn xã, diện tích mỗi khu đất 2.000 - 5.000m2, XD hội trường 100 - 150 chỗ, sân thể thao 1.200m2 - 2500m2, cây xanh sân đường.

- Các yêu cầu xây dựng đối với các nhà văn hóa xây mới:

+  Mật độ xây dựng: 40%.

+ Tầng cao tối đa: 02 tầng.

- Đối với quy hoạch chi tiết cần lưu ý thêm:

+ Hình thức kiến trúc: nhà có mái dốc.

+ Khoảng lùi công trình: 6 m so với chỉ giới đường đỏ.

+ Màu sắc công trình phù hợp với cảnh quan xung quanh.

b. Các yêu cầu xây dựng đối với các nhà văn hóa cải tạo:

+  Mật độ xây dựng: 40%.

+ Tầng cao tối đa: 02 tầng.

- Đối với quy hoạch chi tiết cần lưu ý thêm:

+ Hình thức kiến trúc: nhà có mái dốc.

+ Khoảng lùi công trình: 6m so với chỉ giới đường đỏ.

+ Màu sắc công trình phù hợp với cảnh quan xung quanh.

IV. Nhà ở dân cư nông thôn.

1. Đối với các khu vực đã có quy hoạch phân lô đất ở thì quản lý cốt tim đường, cốt vỉa hè, cốt san nền, cốt nền nhà, tầng cao nhà, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng… theo quy hoạch phân lô sử dụng đất được phê duyệt; không được phép hợp thửa và tách thửa.

2. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết thì quy định cụ thể như sau:

2.1. Đối với nhà ở liền kề (nhà ở chia lô) trên các trục đường, căn cứ vào hiện trạng nhà ở đã xây dựng của các hộ gia đình liền kề để làm cơ sở quyết định cho việc quản lý quy hoạch xây dựng và được quy định như sau:

a. Khoảng cách từ chỉ giới đường đỏ của đường quy hoạch đến mép tường, cột (Mặt ngoài) của nhà là 3m.

b. Diện tích chia lô: Từ 150 m2 đến < 400 m2/lô

Xử  lý các tồn tại:

+ Trường hợp: Nếu phần diện tích đất còn lại nhỏ hơn 25m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng.

+ Trường hợp nếu phần diện tích đất còn lại từ 25m2 đến nhỏ hơn 40m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng.

+ Các trường hợp còn lại được phép xây dựng nhưng phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt và theo giấy phép xây dựng.

c. Mật độ xây dựng: Nội suy theo Bảng 2.8 Thông tư 01/2021/TT-BXD.

d. Cao độ nền nhà:  cao 0,45m so với vỉa hè; những vị trí chưa có vỉa hè thì cao độ nền nhà cao 0,60m so với tim đường (đường hiện trạng); các vị trí còn lại được quy định cụ thể  trên quy hoạch chi tiết và trong giấy phép xây dựng.

e. Chiều cao tầng 1 tính từ mặt nền nhà đến mặt trên của sàn tầng 2 không quá 4,2m; Chiều cao các tầng còn lại không quá 3,6m đối với công trình được xây dựng 4 tầng trở lên và không quá 3,9m đối với công trình xây dựng từ 3 tầng trở xuống.

f. Chỉ giới xây dựng mặt tiền: Từ chỉ giới  đường đỏ đến mép ngoài tường được quy định cụ thể theo từng tuyến đường và trong giấy phép xây dựng. Trường hợp có mặt đường thứ 2 trở lên thì các kết cấu công trình thuộc mặt đường nào thì theo quy định của trục đường đó và phải đảm bảo tầm nhìn giao thông theo quy định, tất cả các công trình xây dựng hướng nhà phải vuông góc và song song với các trục đường phía trước đất.

g. Toàn bộ nước thải sinh hoạt gia đình phải được xử lý trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. 

h. Khoảng đua ban công mặt tiền, mái nhà và các kết cấu khác như: cổng, tường rào, mái che, mái vẩy không được xây dựng lấn vào vỉa hè các tuyến đường. 

i. Mái dốc: Khuyến khích lợp ngói đỏ bằng đất sét nung, ngói sinh thái, hạn chế sử dụng tôn, tấm kính.

2.2. Đối các khu dân cư cũ có diện tích vườn >300m2:

a. Trường hợp đầu tư xây dựng mới phải đảm bảo chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng theo quy hoạch chung, cụ thể:

-  Khoảng cách từ chỉ giới đường đỏ của đường quy hoạch đến mép tường, cột (Mặt ngoài) của nhà: Theo quy định của Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế tại quyết định số 475/QĐ-UBND.

- Mật độ xây dựng: Nội suy theo Bảng 2.8 Thông tư 01/2021/TT-BXD.

- Cao độ nền nhà: cao 0,45m so với vỉa hè; những vị trí chưa có vỉa hè thì cao độ nền nhà cao 0,60m so với tim đường (đường hiện trạng).

b. Đối với trường hợp đầu tư cải tạo nâng cấp:

Khuyến khích người dân chỉnh trang lại các công trình nhà ở cũng như các công trình phụ trợ đảm bảo đạt tiêu chí theo quy định đồng thời chỉnh trang các công trình phụ trợ đảm bảo hợp vệ sinh, khuyến khích trồng các dải cây xanh làm tường rào, hạn chế việc xây dựng tường rào bằng vật liệu cứng. 

c. Trường hợp các công trình như nhà ở, cổng, tường rào và các công trình phụ trợ nằm trong chỉ giới hành lang an toàn giao thông của các tuyến đường theo quy hoạch chung thì vận động người dân phá dỡ xây dựng lại, đảm bảo hành lang an toàn giao thông theo quy hoạch được phê duyệt. 

d. Số tầng công trình: Không quá 2 tầng (không tính tầng hầm và tầng áp mái).

e. Chiều cao tầng: Tầng 1 là 3,9 - 4,2m; tầng 2 trở lên là 3,6m - 3,9 m.

f. Mái dốc: Khuyến khích lợp mái ngói đỏ bằng đất sét nung, ngói sinh thái, hạn chế sử dụng tôn, tấm kính, tấm lợp phi brô xi măng, tấm nhựa.

V. Khu vực sản xuất

Định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp toàn xã gồm các vùng sản xuất chính như sau:

Vùng trồng lúa: Diện tích  9,4ha nhưng canh tác chỉ chiếm 3,2ha chủ yếu canh tác dọc các khe suối, định hướng quy hoạch giữ nguyên vị trí hiện trạng tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và khai thác hết phần diện tích đất còn lại.

Vùng trồng rau: Với quy mô 12ha, chuyển đổi từ đất trồng cây hằng năm và chuyển mục đích sử dụng. Đưa các loại rau màu cao cấp có chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác. Mở rộng mô hình trồng rau màu, ớt….

Vùng trồng hằng năm và cây lâu năm: với quy mô 163,19 ha phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Chú trọng phát triển kinh tế vườn để góp phần làm giàu kinh tế hộ, việc làm vườn canh tác gần nhà là tận dụng quỹ thời gian lao động hiệu quả nhất.

Vùng nuôi trồng thủy sản:  Xác định lợi thế vùng để đưa vào nuôi có hiệu quả kinh tế cao, xem xét mô hình có hiệu quả để nhân rộng. Tập trung thâm canh tăng năng suất, chú trọng đến vấn đề KHKT, con giống, từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững. Đẩy mạnh công tác nuôi thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực lòng hồ Thủy Điện Bình Điền. Dự tính sản lượng khai thác và nuôi đạt trên 275 tấn/năm.

Vùng trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp: Với quy mô diện tích rất lớn trên địa bàn xã, đây là một trong thế mạnh về phát triển kinh tế của xã. Phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC và keo. Trồng và khai thác cây công nghiệp như cao su ước tính đạt 10 tỷ đồng/năm..

Vùng chăn nuôi:  Hiện nay chủ yếu theo mô hình gia trại, tập trung chăn nuôi theo hướng hàng hóa, khuyến khích tạo điều kiện ưu đãi vốn vay để mở mang gia trại, trang trại. Phát triển đàn lơn nái có chất lượng để cung ứng con giống tại chỗ. Tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, mở rộng mạng lưới thú y, tích cực phòng, chống dịch cho đoàn gia súc, gia cầm, chủ động xây dựng phòng, chống dịch. Định hướng phát triển mô hình trang trại tại các khu vực quy hoạch xây dựng trang trại.

Vùng trang trại: Định hướng quy hoạch vùng trang trại tập trung với mô hình nuôi gia súc như trâu, bò, lợn kết hợp với trồng cỏ có quy mô 20ha tại khu vực đồi cao của xã Bình Điền chuyển đổi từ đất trồng cây hằng năm.

VI. Đất thương mại, dịch vụ

1. Quy định chung:

a. Các khu vực đất thương mại, dịch vụ phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quy định tại quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

b. Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan và tạo vẻ đẹp, hài hòa với quần thể kiến trúc quy hoạch.

c. Những khu vực gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn không được bố trí sát khu dân cư.

d. Giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có dải cây xanh cách ly để đảm bảo về môi trường.

e. Bãi phế liệu phế phẩm phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu đến điều kiện vệ sinh xung quanh và làm nhiễm bẩn môi trường.

VII. Khu vực công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

1. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

a. Gìn giữ nguyên trạng các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng hiện có.

b. Các công trình xây dựng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành và hài hòa với cảnh quan của khu vực.

c. Tu bổ sửa chữa nhằm đảo bảo các công trình kiến trúc bền vững, an toàn và đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn có của công trình.

d. Khi có nhu cầu riêng, cần lập báo cáo xin phép bằng văn bản để được nghiên cứu giải đáp.

e. Nghiêm cấm mọi thay đổi về mục đích, phạm vi đất đai vốn có của bản thân công trình tôn giáo.

f. Nghiêm cấm bố trí quảng cáo với kích cỡ quá lớn, ảnh hưởng bất lợi tới công trình và cảnh quan khu vực.

2. Công trình tượng đài, kỷ niệm và di tích.

a. Giữ gìn những công trình tượng đài, kỷ niệm và di tích hiện trạng với nguyên dạng ban đầu cùng với cảnh quan khu vực.

b. Những công trình xây dựng mới đảm bảo phù hợp về văn hóa, lịch sử địa phương.

d. Có kế hoạch chỉnh trang, nâng cấp công trình tượng đài và cảnh quan xung quanh khu vực tượng đài.

e. Khuyến khích tổ chức các sự kiện tại khu vực tượng đài, tuy nhiên cần phải có sự xin phép bằng văn bản.

f. Nghiêm cấm quảng cáo, công trình xây dựng lấn chiếm không gian công trình.

VIII. Quy định quản lý quy hoạch xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa.

a. Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa đã đóng cửa tuyệt đối không được chôn lấp kể cả hung táng và cát táng; tiến hành xây dựng tường rào bao quanh, trồng cây xanh ngăn cách, xây dựng hệ thống mương thoát nước để đảm bảo vệ sinh môi trường.

b. Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa còn sử dụng: Tiến hành lập quy hoạch chi tiết phân khu theo từng lô theo thôn xóm hoặc theo các dòng họ, đảm bảo mộ hung táng không quá 5m2/mộ, cát táng không quá 3m2/mộ, chiều cao mộ kể cả phần trang trí không cao quá 2m, kích thước mộ và bia mộ phải thống nhất; nghĩa trang, nghĩa địa phải trồng giãi cây xanh cách ly xunh quanh, xây dựng hệ thống thoát nước để đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống đường đi lối lại đảm bảo thuận tiện.

IX. Cảnh quan đường làng ngõ xóm.

1. Cổng thôn: Xây kiên cố, hình thức cổng có mái.

2. Đường trục thôn, ngõ xóm: Xây dựng bê tông hóa, có hệ thống thoát nước hai bên đường.

3. Hình thức kiến trúc nhà ở loại nhà vườn, có mái (dốc) lợp ngói.

4. Cây xanh: Cây trồng trong khuôn viên nhà ở, dọc bờ rào, cây trồng trên đường làng ngõ xóm: Loại cây phù hợp với điều kiện địa phương, khoảng cách trồng cây là 10m.

X. Đối với khu vực dự trữ phát triển.

1. Tuân thủ quy hoạch được duyệt (không xây dựng công trình trái với chức năng sử dụng đất trong khu dự trữ phát triển).

2. Có kế hoạch và phương án sử dụng đất hiệu quả trong thời gian chưa triển khai xây dựng (kế hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).

XI. Quy định chung về quản lý hạ tầng kỹ thuật.

1. Hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Mặt đường, hè đường, biển báo giao thông, biển tên đường phố, hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, đường ống, cây xanh.

2. Sau khi hoàn thành xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã, chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ hoàn công và hiện trạng công trình UBND thị xã, UBND xã, để quản lý theo quy định.

XII. Quản lý đường giao thông nông thôn.

1. Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường giao thông trên địa bàn xã.

3. Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường giao thông trên địa bàn mình quản lý theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

4. Đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân, hộ gia đình khi sử dụng hè đường vào mục đích riêng, phải được đồng ý của UBND xã và phải đảm bảo các điều kiện:

a. Không gây ảnh hưởng tới người đi bộ, tầm nhìn giao thông.

b. Không làm hư hại đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

c. Vệ sinh môi trường rác thải thường xuyên, không để đất, đá, rác thải xây dựng rơi vãi trên đường.

d. Các trường hợp phải mở lối để chở vật liệu xây dựng công trình, san tạo đào, đắp mặt bằng và chở đất đá đổ đi phải đảm bảo VSMT thường xuyên.

XIII. Quản lý cấp điện, chiếu sáng nông thôn.

1. Hành lang an toàn lưới điện: hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây ở trạng thái tĩnh là 1,5m đối với dây bọc và 3m đối với dây trần.

2. Trạm biến áp:

- Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ trạm điện 2m.

- Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài tường hoặc hàng rào; khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là 2m.

3. Đường dây hạ thế, đường dây chiếu sáng, đường dây thông tin liên lạc: khoảng cách giữa các cột điện trung bình từ 40-50m, khoảng cách từ chân cột đến công trình xây dựng khác là 5m, khoảng cách từ đường dây đến tường nhà của hộ dân là 5m.

XIV. Quản lý cấp thoát nước nông thôn.

1. Cấp nước sinh hoạt : Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và đúng tiêu chuẩn quy định.  Khoảng cách ly bảo vệ các công trình trong hệ thống cấp nước, quy định khoảng cách an toàn theo chiều ngang đến các công trình xây dựng khác là 2m, khoảng cách an toàn theo chiều đứng và chiều ngang đến cống thoát nước thải sinh hoạt và đường dây điện hay thông tin liên lạc đặt ngầm là 1m.

2. Thoát nước: Các tuyến thoát nước mưa được xây bằng mương xây đậy nắp đậy, chạy dọc theo các khu vực dân cư, trục đường chính thoát theo hướng dốc tự nhiên.

XV. Quản lý thông tin liên lạc.

1. Đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ và đúng quy định.

2. Khi xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình thông tin liên lạc trên địa bàn phải đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan, dây  cáp treo trên cột bê tông tại các khu vực không đủ điều kiện chôn ngầm, Cabin điện thoại thẻ, tủ kỹ thuật...

XVI. Quản lý môi trường.

1. Quản lý rác thải : Rác thải được phân loại tại mỗi hộ gia đình trước khi đưa ra nơi tập trung theo quy định. Tại mỗi khu dân cư thành lập đội thu gom rác thải để thu và vận chuyển về bãi rác chung của xã.

2. Quản lý nước thải:

a. Nước thải sinh hoạt từ các công trình công cộng: xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN.

b. Nước thải và phân gia súc từ các khu chuồng trại chăn nuôi lớn được xử lý bằng bể Bioga, hồ sinh học. Chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN mới được xả vào hệ thống thoát nước chung.

c. Hệ thống thoát nước thải của cụm tiểu thủ công nghiệp có hệ thống thoát nước riêng và  xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN.

3. Quản lý nghĩa trang: thực hiện mai táng và chôn cất, an táng theo vị trí quy định, tại các khu vực nghĩa trang phải bố trí khu vực xử lý rác thải, dải cây xanh cách lý, hệ thống thoát nước (cụ thể được quy định tại điều 14 nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính Phủ).

Tập tin đính kèm:
Hương Thảo - Phòng QLĐT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.565.894
Truy câp hiện tại 515