Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nghiện game – vũng lầy của giới trẻ! Hành động của chúng ta!
Ngày cập nhật 12/09/2021

Tình trạng nghiện game online (trò chơi điện tử trực tuyến) trong giới trẻ ngày càng nghiêm trọng và gây hậu quả khôn lường. Rất nhiều trường hợp suy kiệt sức khỏe, không thể học tập và làm việc, thậm chí xảy ra xung đột thương vong.

“Nghiện game gây ra tư tưởng hiếu thắng, ăn thua”

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân tới viện khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, mà nguyên nhân chính là do nghiện chơi game. Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng đã chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử vào danh sách các bệnh lý tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn hành vi do có tính nghiện ngập cần được kiểm soát.

Tác hại của game thậm chí nguy hiểm hơn cả ma túy. Ai dùng ma túy thì ngay lập tức nhìn thấy hậu quả, nhưng game thì khác, đến thời điểm mà xác định nghiện game thì gần như không còn đường lùi. Nghiện game tạo ra tư tưởng hiếu thắng, ăn thua, cay cú, những mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm sẽ dần biến mất, quên hết cả bốmẹ, gia đình, người thân, bạn bè… điều này cực kỳ nguy hiểm”.

Bởi khi đã sa đà vào việc chơi game thì người chơi thường không có điểm dừng. Hệ quả là không chỉ hao mòn về sức khỏe mà đầu óc sẽ bị chai cứng, đờ đẫn. “Hiện nay, một xu hướng của việc nghiện game mà tôi thấy rất rõ, đó là việc máy móc đã “điều khiển” con người và biến người chơi thành một thứ robot, chỉ biết lao vào game như thiêu thân. Lúc này, máy tính, điện thoại đã trởthành chủ thể chủ động, còn con người lại rơi vào thế bị động và mất kiểm soát”, thiếu tá Lâm phân tích và cho rằng, dưới góc nhìn xã hội học, nghiện game là một hiện tượng xã hội “gần gũi” với hiện tượng tội phạm. Bởi lẽ, nếu nghiện game, sẽ có thể phát sinh vô vàn những tình huống: Không có tiền chơi game sẽ nghĩ ra mọi cách để có tiền (trộm cắp, cướp giật); bố mẹ không cho chơi thì cáu gắt, chửi bới, thậm chí giết cả bố mẹ; khi mua bán các vật dụng liên quan đến các trò chơi có thể dẫn đến bất đồng, xung đột giữa các cá nhân, nhóm… dẫn đến những hậu quả khó lường.

Là “bóng đêm” phủ lên đời giới trẻ

Game online là bóng đêm phủ lên tương lai của con người, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, game online như một ly nước có độc, nếu chúng ta uống vào thì chẳng khác nào tự sát.

Nghiện game dẫn đến nhiều bệnh. Ngồi chơi game quá lâu, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, thậm chí vô sinh. Tác hại về tinh thần thì vô cùng khủng khiếp, người chơi game bị giảm trí nhớ, bồn chồn, khó chịu, cáu kỉnh, nhân cách bị biến đổi do cảm giác chiến thắng ảo…

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vấn nạn này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người chơi hay các trò chơi mà còn là trách nhiệm của người lớn, ở đây là do cha mẹ quá nuông chiều, thiếu quan tâm và không sát sao tới con cái. Bên cạnh đó, nhà trường, các đoàn thể xã hội cũng cần giáo dục, đồng hành cùng học sinh. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng cần có những biện pháp phù hợp để kiểm soát và chấm dứt vấn nạn nhức nhối này. 

Sau niềm vui là cô đơn, biến dạng nhân cách

Sau một thời gian lún sâu trong thế giới “ảo” của game online mà người chơi suy kiệt sức khỏe, bỏ việc, thậm chí xung đột, phạm tội. Nguy hiểm ở chỗ, biết chơi game có tác hại khôn lường nhưng người chơi lại rất khó có bản lĩnh để từ bỏ.

Game online tác hại tới giới trẻ đầu tiên là học tập. “Con nghiện” cày game tới khuya, tới sáng, không thể tập trung học được khi buổi sáng lên lớp, dẫn tới không hòa nhập được môi trường rồi bỏ học. Đặc biệt nhất là mức độ tác hại tới tinh thần của người chơi ngày càng tăng.

Khi sống trong thế giới ảo của game, người chơi sẽ dần mất mất đi sự kết nối với gia đình, bạn bè, vì lúc này “gamefriend” (bạn cùng chơi) là “số 1”. Khi tạm xa game, tâm lý hình thành chỉ còn lại là “sự cô đơn”. Vì người chơi đã từ chối cuộc sống bình thường, đã sống trong thế giới “ảo” của game, trở nên cô độc trong chính ngôi nhà của mình, sự giao tiếp mọi người xung quanh mất dần, tới mất hẳn.

Do tác hại ghê gớm của thế giới ảo, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa bộ môn game online vào để nghiên cứu. Chơi game, nghiện game khiến người chơi có nhiều cảm xúc bị dồn nén, ảnh hưởng tâm lý, bị tự ti. Có người biểu hiện bệnh trầm cảm, tâm thần, làm biến dạng tư cách của người chơi. Do các tình huống trong game tác động trực tiếp vào não bộ người chơi, trò chơi game được xây dựng với nhiều tình huống mang tính chất bạo lực hoặc nặng về sex. Tác động vào trí não, người chơi cảm nhận hành vi giết chóc, bạo lực là bình thường.

Nhận diện “nghiện” game

Nghiện game gây bệnh lý rối loạn tâm sinh lý, biểu hiện bệnh lý từ nhẹ tới nặng như: bồn chồn, khó chịu khi không được chơi game, thứ hai là rất mệt mỏi. Khi chơi game, mỗi khi người chơi chiến thắng thì chất Dopamine trong não được tiết ra làm cho người nghiện game vui. Nhưng, niềm vui này cũng dễ dàng “chìm”. Chìm rồi thì người chơi không có cách gì lấy lại được niềm vui là bằng cách lao vào chơi tiếp. Các trò game thì luôn mới, sống động hơn. Trong khi đó chơi game lại không khó như học, ai cũng có thể chơi.

Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận, nghiện game là một bệnh lý gây rối loạn tâm thần. Ngành y tế các nước trên thế giới đã phải vào cuộc nghiên cứu, đưa ra phác đồ điều trị cho căn bệnh này. Điều trị cai nghiện game phải có chiến lược vì vô cùng khó khăn. Việc cách ly khỏi môi trường game là vô cùng quan trọng và vẫn phải phối hợp với các chuyên gia y tế để kết hợp điều trị chứng trầm cảm, thuốc men...

Hành động của chúng ta!

Từ việc không làm chủ được, chơi và nghiện game quá mức sẽ dễ làm cho người chơi, đặc biệt là người trẻ mê muội, suốt ngày bị “ám thị” bởi những tình huống, trận chiến, vật phẩm... trong game. Nghiện game tạo ra tư tưởng hiếu thắng, nếu thua thì cay cú. Điều này làm cho giới trẻ không còn thời gian để suy nghĩ, hành động những công việc tích cực khác.

Hệ lụy của việc nghiện game chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, song, gia đình có lỗi lớn nhất trong chuyện này. Bởi lẽ mỗi cá nhân luôn sống trong một gia đình và họ luôn có “bước khởi đầu” của việc nghiện game mà “bước khởi đầu” đó đều do gia đình. Chẳng hạn, khi con cái không ăn, cách mà nhiều gia đình thường áp dụng là cho trẻ chơi game để ăn hoặc cách để bố mẹ thư thái khi ngồi uống cà phê mà không bị trẻ quấy rầy chính là việc “giao hẳn” điện thoại cho lũ trẻ. Điều này đang rất phổ biến.

Vậy nên, cách tốt nhất là mỗi thành viên trong gia đình, nhất là bố mẹ phải có cách giáo dục, dạy con khoa học, kiểm soát hợp lý và hiệu quả khi con sử dụng điện thoại, chơi trò trực tuyến như: Đặt giới hạn thời gian khi cho con chơi game (nếu con vi phạm cần có hướng xử lý thích hợp); cho con đọc những bài báo, xem những clip nói về tác hại của nghiện game; tuyệt đối không sử dụng hình thức khen thưởng bằng việc cho chơi game; sắp xếp thời gian đưa con đi chơi những địa điểm, trò chơi bổ ích; sớm nhận diện những dấu hiệu nghiện game của con cái để có cách xử lý thích hợp; bản thân cha, mẹ không chơi game hoặc chơi game trong thời gian phù hợp để nêu gương cho con cái...

 

Văn Thu Thảo-Phòng TP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 7.690